Hoa Thiêng 2023 của Cha Bề Trên Cả Ángel Fernández Artime

Hoa Thiêng 2023

NHƯ MEN TRONG GIA ĐÌNH NHÂN LOẠI HÔM NAY
Chiều kích giáo dân của Gia đình Don Bosco

o 0 o

Trong dịp hội họp của Ban Tham Vấn cấp thế giới của Gia Đình Salêdiêng, được tổ chức vào tháng 5 năm 2022 tại Torino- Valdocco, cha đã được yêu cầu đào sâu đề tài về chiều kích giáo dân của Gia Đình Salêdiêng qua Hoa Thiêng dành cho năm 2023: một gia đình luôn tìm cách để trung thành với Chúa trong “lối đường” của Don Bosco. Bản giải thích hoa thiêng này nhằm đáp lại lời yêu cầu ấy.

Trước hết, cha ước muốn nhắc nhở rằng Hoa thiêng 2023 được gởi tới hai nhóm:

Nhóm đầu tiên là các thanh thiếu niên và người trẻ của mọi nơi hiện diện của Gia Đình Don Bosco trên thế giới – họ là những người đầu tiên “hưởng nhận” sứ mệnh Salêdiêng. Thật vậy, ngay từ buổi đầu, họ đã hiện diện trong các nhà Salêdiêng và là tâm điểm của sự chú tâm của bất cứ nhóm nào thuộc gia đình chúng ta và – như là những Kitô hữu hay kể cả như tín đồ của các tôn giáo khác – họ phải có thể nhận ra sức mạnh của sứ điệp này của Chúa: “là muối đất và là ánh sáng trần gian”; là men trong gia đình nhân loại hôm nay. Đây là một nhiệm vụ rất đẹp, một lối sống đẹp ơn gọi của mình; và đồng thời cũng là một thách đố quý giá cho các nhà giáo dục, vốn là những người có nhiệm vụ đồng hành các nguòi trẻ trong hành trình cuộc sống, để cuộc sống ấy được sống trong dấn thân và trách nhiệm, trong việc theo đuổi tình huynh đệ và công bằng cho tất cả mọi người và cho mỗi người.

Hoa thiêng này đồng thời cũng gởi tới tất cả các nhóm của Gia Đình Salêdiêng, mời gọi họ tái khám phá (hay khám phá) chiều kích giáo dân riêng của gia đình chúng ta và sự bổ túc về ơn gọi, vốn có và phải luôn có giữa chúng ta.

Dưới ánh sáng của những gì đặc trưng nhất cho khoa sư phạm và linh đạo của chúng ta, chúng ta nhằm trước hết giúp các thanh thiếu niên và người trẻ khám phá ra rằng mỗi người trong họ đều được kêu gọi để trở thành men mà Chúa Giêsu nói tới: men tốt để giúp tăng trưởng và làm cho tấm bánh của gia đình nhân loại ngày càng lớn và có hương vị. Mỗi người trong họ đều được kêu gọi để là một người đóng vai chính, để, theo cách thức của mình, là một sứ mệnh trên trái đất này”.[1]

Đối với Gia đình của Don Bosco, điều này muốn là một sứ điệp để kích hoạt mạnh mẽ việc tái khám phá chiều kích giáo dân của mình. Thật vậy, gia đình của Don Bosco là một gia đình có phần đa số các thành viên là giáo dân: những người nam và nữ của nhiều quốc gia trải rộng trên khắp các châu lục. Tính đa biệt này làm nên nét đặc trưng của chúng ta, tự nó là một ân ban và cũng là một trách nhiêm mà chúng ta không thể lẩn tránh. Được phong phú bởi các nền văn hoá và hiện diện rộng khắp trên thế giới, đó là thành quả của lịch sử của sứ mệnh và của đặc sủng, mà nơi đó chúng ta đã được sinh ra và đồng thời là ân ban của Thánh Thần. Cùng với nhau như là Dân Thiên Chúa (laós = dân, từ đây có chữ laico, giáo dân, tức là thành viên của dân) vì thiện ích của những người trẻ từ Đông sang Tây của địa cầu, từ Nam tới Bắc, đó là sự hoà điệu tròn đầy với những gì Giáo Hội mạnh mẽ đòi hỏi từ lâu, và cũng là điều mà thế giới của chúng ta vốn bị phân mảnh, ngày càng cần đến hơn.

Như là những người thánh hiến nam nữ trong Gia đình Salêdiêng chúng ta cũng được mời để là “men trong bột của tấm bánh nhân loại” và để sống với nhau, để cho mình được nên phong phú bởi đặc tính giáo dân theo Tin mừng của biết bao anh chị em. Thật vậy, cùng với họ, chúng ta chia sẻ phần lớn những ngày sống. Bởi thế, đặc tính trần thế đã là ADN của những người thánh hiến Salêdiêng chúng ta, bởi vì chúng ta đã được sinh ra trong cái gia đình mà Don Bosco đã khai sinh trong Nguyện Xá đầu tiên, và ngay từ buổi ban đầu ấy, đã tạo nên bởi các người thánh hiến và các giáo dân. Chúng ta được sinh ra với sự gần gũi và chia sẻ cao độ giữa các bậc sống và các ơn gọi. Nói tóm lại: chúng ta được kêu gọi trở nên như Gia đình để trao ban cho nhau và bổ túc cho nhau.

1. Men của Nước Trời

Đức Giêsu còn nói: “Tôi phải ví Nước Thiên Chúa với cái gì? Nước ấy giống như men mà người đàn bà lấy trộn vào ba đấu bột, cho tới khi tất cả được dậy men” (Lc 13,20-21)

Men hoạt động cách thầm lặng. Sự lên men xảy ra trong thầm lặng, Nước Thiên Chúa cũng hoạt động như thế: tác động “từ bên trong”.

Thật vậy, ai có thể nghe được phản ứng thế nào khi men tương tác trên bột và trên bánh, trong khi làm cho toàn thể được lên men? Hình ảnh này giúp hiểu hoạt động của Nước Thiên Chúa. Chính thánh tông đồ Phaolo trình bày về Nước Trời khởi đi từ việc gợi đến cái gì cốt yếu: “Nước Thiên Chúa, không phải là chuyện ăn chuyện uống, nhưng là công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 4,17).

Vậy đây là cách thức Thần Khí hoạt động từ bên trong và theo cách thức vô hình; đó chính là men được đặt trong cõi lòng. Như men thực hiện hành động của mình qua sự tiếp xúc trực tiếp, thì Tin Mừng cũng vậy.

Dụ ngôn về men, được chọn làm chủ đề của Hoa thiêng 2023, mang theo một sự thông tuệ mang chất Tin Mừng và sư phạm và cho thấy ý nghĩa giáo dục mạnh mẽ: nó diễn tả cách hoàn hảo về bản tính của Nước Thiên Chúa mà Đức Giêsu đã sống và đã giảng dạy.

Có nhiều cách giải thích khác nhau và có thể có nhiều lối nhấn mạnh. Chọn lựa giải thích của cha đối với Hoa thiêng năm nay là trình bày về men như là một hình ảnh biểu tượng về sự phong phú và sự tăng trưởng đặc trưng của Nước Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa ở trong lòng con người, làm cho tiếng gọi hướng tới sự sống nên phong phú, nơi đâu Thiên Chúa trồng chúng ta, nơi đó là ơn gọi, định hướng cho sứ mệnh của người giáo dân và cho toàn thể Gia đình của Don Bosco trên khắp thế giới.

“Một chút men đã đủ làm tất cả khối bột dậy men” (Gl 5,9). Thật kinh ngạc làm sao một khối bột lại tăng lên gấp đôi hay gấp ba về kích thước, chỉ nhờ vào việc đưa thêm một chút men. Chúa nói rằng Nước Thiên Chúa giống như men nhờ đó làm dậy men thứ bột được nhào nặn để chuẩn bị làm bánh. Men, như lời nhấn mạnh của Chúa Giêsu, không phải là một yếu tố hiện diện theo số lượng. Trái lại, người ta chỉ dùng chút ít. Nhưng cái tạo nên sự phân biệt chính bởi vì nó là thành phần sống động độc nhất và, bởi vì nó sống động, nó có sức mạnh ảnh hưởng, tác động và biến đổi toàn thể khối bột.

Bởi thế, chúng ta có thể khẳng định rằng Nước Thiên Chúa là

“một thực tại xét về mặt nhân loại thì nhỏ bé và không đáng kể. Để cho men ấy đi vào trong mình, cần phải trở nên nhỏ bé trong cõi lòng; không tín thác vào năng lực riêng của mình, nhưng vào quyền năng tình yêu của Thiên Chúa; không hành động để trở nên quan trọng trước mắt thế gian, nhưng để trở nên quý giá trước mắt Thiên Chúa, là Đấng ưu ái những con người đơn sơ và khiêm nhường. Chắc chắn Nước Thiên Chúa đòi chúng ta phải cộng tác, nhưng trước hết đó là sáng kiến và tặng ân của Chúa. Công trình bé bỏng của chúng ta, hiển nhiên nhỏ bé trước sự phức hợp của các vấn đề trên thế giới, nếu đi vào trong công trình của Thiên Chúa, thì không sợ chi những nỗi khó khăn. Chiến thắng của Chúa là điều chắc chắn: tình yêu của Ngài sẽ làm khơi dậy và tăng trưởng mọi thứ hạt giống thiện hảo có trên mặt đất. Điều này mở ra cho chúng ta sự tin tưởng và niềm hy vọng, dù cho có gặp phải những thảm kịch, những bất công, những đau khổ. Hạt giống của sự thiện và của hoà bình nảy sinh và phát triển, bởi vì tình yêu thương xót của Thiên Chúa làm cho nó trưởng thành”.[2]

2. Nước Thiên Chúa tiếp tục tăng trưởng trong thế giới chúng ta, giữa ánh sáng và bóng tối

Trong Tin Mừng, Nước Thiên Chúa đến cùng với chính Đức Giêsu: là chính sự hiện diện của Người, Lời của Người – Ngôi Lời trở nên xác phàm. Cách thức Ngài sống với dân chúng, đó là hoà vào những con người của mọi tầng lớp xã hội, giữa những người ấy, Ngài ưu ái cách riêng những người bị kẻ khác loại trừ. Có một đoạn trong Tin Mừng theo thánh Mattheu mở ra một cánh cửa về cách thức hiện hữu của Nước Thiên Chúa mà Đức Giêsu đã sống.

Bấy giờ các người Pharisieu bỏ đi và bàn tính với nhau để tìm cách giết Người. Tuy nhiên, Đức Giêsu biết điều đó, ngài lánh khỏi nơi đó. Nhiều người đi theo Người và Người chữa lành tất cả mọi người và truyền cho họ không đồn đãi điều đó, để ứng nghiệm điều đã được nói qua ngôn sứ Isaia:

“Này là tôi tớ của Ta, người Ta đã chọn;
Người mà Ta yêu mến, Ta hài lòng về Người.
Ta sẽ đặt thần khí của Ta trên Người và Người sẽ loan báo công lý cho mọi nước.
Người sẽ không cãi vã, không la hét,
người ta sẽ không nghe thấy tiếng Người nơi các quảng trường
Người sẽ không bẻ cây sậy đã dập, không dập tắt ngọn lửa còn khói, cho tới khi làm cho công lý được toàn thắng;
Muôn nước sẽ hy vọng ở danh Người
(Mt 12, 14-21)

Chính Đức Giêsu đã hoạt động như men ở giữa những người bình dân, giữa những người nghèo và người bệnh tật cần được chữa lành.

“Và Người đã chữa lành mọi người”: khuôn mặt của Giêsu chính là khuôn mặt “người đời”, vì ở giữa laos, giữa dân chúng, nơi không có sự phân biệt giai cấp xã hội hay nguồn gốc; nơi mà tất cả đều dường như chung nhau sự nghèo khó và cần được giúp đỡ. Một sự dễ tổn thương mà Ngài không xa lạ – như những câu đầu tiên cho thấy khi nói về sự thù nghịch công khai của những người Pharisieu: đó là dấu báo trước thập giá mà Ngài đang tiến lại gần và là nơi đạt tới mức hoàn thành trọn vẹn việc Ngài biến mình thành người nghèo để làm cho chúng ta được giàu có (Ga 19,30).

“Thời giờ đã mãn và Nước Thiên Chúa đã gần bên; hãy hoán cải và tin vào Tin Mừng” (Mc 4,15). Câu nói được thấy 122 lần trong Tin Mừng và 90 từ miệng Đức Giêsu. Như nhiều lần nhà thần học lừng danh Karl Rahner đã diễn tả, tâm điểm của lời giảng của Đức Giêsu chính là Nước Thiên Chúa. Giêsu đã sống tròn đầy Nước Thiên Chúa, chứng tỏ tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa dành cho những người nhỏ nhất, qua những việc Người làm, và lối sống của Người được tiếp nhận qua sự thẩm thấu vào nhóm mười hai và tiếp tục trong Giáo Hội sơ khai: “Ai tin vào Tôi, người ấy cũng sẽ làm được những công việc mà Tôi làm và người ấy còn làm những việc lớn lao hơn” (Ga 14,12).

Ngày nay chúng ta cũng nhận ra biết bao điều thiện hảo được thực hiện và lớn lên ở mọi góc cạnh, trong Vương quốc đang được xây dựng này. Chúng ta cũng nhận ra sự có mặt của biết bao đau thương: đau khổ thường là hệ lụy trực tiếp của cách thức chúng ta đang cảm nhận và hành động bên trong gia đình nhân loại.

Chúng ta được kêu gọi để mở đôi mắt và trái tim chúng ta cho cách thức của hành động của Thiên Chúa, Đấng thiết lập Nước của Người theo đường lối của Người. Chính khi đồng điệu với cách thức hiện hữu và hành động của Người, thì chúng ta cộng tác với Người, như những người thợ trong vườn nho của Người. Làm khác đi sẽ không còn là việc “của Thiên Chúa” mà chỉ còn là việc của chúng ta.

Sự mở ra cho tính phổ quát là đặc tính của Gia đình Salêdiêng, là điều trọn vẹn đồng điệu với Tin Mừng về Nước Thiên Chúa. Sự gần gũi với biết bao cộng đoàn nhân loại vốn đầy khác biệt trong khoảng 75% các nước trên thế giới, tự nó là một tiềm năng kỳ diệu về sự hiệp nhất và sứ mệnh. Hội thánh được tạo nên bởi hơn 99% là giáo dân. Chúng ta hãy tưởng tượng xem tỷ lệ tăng thế nào nếu nghĩ tới và nếu bao quát lấy toàn thể gia đình nhân loại: ngoài việc là men của Vương quốc, các giáo dân còn là khối bột. Như thánh Gioan Phaolo II đã viết 30 trước, trong thế giới mênh mông này “sứ mệnh mới chỉ bắt đầu”.[3]

Đôi khi sự góp phần của con người chúng ta hay nỗ lực nhỏ bé của chúng ta có thể xem ra vô nghĩa, nhưng chúng luôn luôn quý giá trước mặt Thiên Chúa. Chúng ta không được và không thể đo lường hiệu quả hay kết quả của những nỗ lực của chúng ta qua sự tính toán rằng chúng ta đã đầu tư vào đó bao nhiêu, đòi chúng ta vất vả chừng nào, như thể đó là những nhân tố độc nhất quan trọng, bởi vì lý do và sự dịch chuyển của mọi sự là chính Thiên Chúa. Chúng ta đừng để cho mình lạc lối qua việc bào chữa vốn làm cho sứ mệnh và việc xây dựng Nước Chúa bị tê liệt. Đối với Don Bosco cũng thế, cái tốt nhất có thể là kẻ thù của cái tốt: không cần phải đợi cho hoàn cảnh thật lý tưởng rồi mới khởi động bước đầu tiên. Ý thức về giới hạn của mình, giữ mình tự do khỏi chủ nghĩa đắc thắng và sự tự quy chiếu khô cằn, và đồng thời đầy sự tin tưởng, an tâm rằng luôn “có một điểm có thể đạt tới điều thiện”[4]: đây chính là phong cách của Nước Trời được sống theo đoàn sủng Salêdiêng.

Nhìn vào thực tại với “đôi mắt” và “trái tim” của Thiên Chúa, chúng ta sẽ hiểu rằng sự nhỏ bé và sự khiêm tốn không có nghĩa là yếu đuối và trì trệ. Điều mà chúng ta làm được thật là nhỏ bé đứng trước cái nhiều đang đòi hỏi chúng ta. Tuy nhiên, cái nhỏ ấy không bao giờ là “không đủ” hay vô nghĩa, bởi vì chính Thiên Chúa là Đấng làm cho lớn lên. Chính sức mạnh của Thiên Chúa sẽ đến cứu giúp. Và chính Thiên Chúa là Đấng đồng hành trách vụ và nỗ lực của chúng ta, đồng hành chút men nghèo hèn của chúng ta ở giữa khối bột, với điều kiện là phải làm mọi sự luôn luôn vì danh Ngài.

3. Gia đình Nhân loại cần tới những người con có tinh thần trách nhiệm

“Niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và lo âu của con người ngày nay, của người nghèo, nhất là những người đau khổ, cũng là niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và lo âu của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì nhân bản chân chính mà lại không tìm thấy âm vọng trong trái tim của họ”.[5]

Hiến chế Mục vụ của Công đồng Vaticano II Gaudium et Spes đã mở đầu như thế. Khoảng 3 năm nữa chúng ta sẽ kỷ niệm 60 năm ngày ban ngày Hiến chế này.[6] Hiến chế này đã ghi dấu và còn tiếp tục ghi dấu chân trời trong đó Giáo Hội được mời gọi chuyển mình: một quang cảnh như thế thật quen thuộc đối với người nào ở trong Giáo Hội và trong thế giới, giúp cho một sứ mệnh như sứ mệnh của Don Bosco được thực hiện, nơi mà luôn cùng hiện diện sức sống trẻ và niềm cảm thương đối với người nghèo và đau khổ.

Đó là một lời mời để cảm nghiệm mình liên đới và đi vào trong thời đại mình đang sống, với những thách đố duờng như ngày càng mạnh, ngày càng mang tính toàn cầu, mà không sợ hãi, đó là nơi mà những người đầu tiên bị tác động, thường là trong đau thương, lại là tầng lớp các người trẻ.

Đó là một thúc đẩy để khám phá ý nghĩa sự hiện hữu của mình trong sự ý thức rằng cuộc sống của tôi không bao giờ bị cô lập khỏi cuộc sống của mọi người khác. Cái “Tôi” và cái “Chúng ta” có thể cùng hiện hữu và sống tốt đẹp với nhau. Dụ ngôn men và lời đề xuất của Hoa thiêng này giúp chúng ta được đồng điệu với nhau theo thời gian của những diễn trình phác hoạ nên lịch sử con người. Men hoà lẫn với khối bột làm bánh, cần đến thời gian của nó để làm dậy men. Cả chúng ta cũng có trách nhiệm và phần việc để xây dựng gia đình nhân loại này để cho thế giới này có thể sống được nhiều hơn, công bằng hơn, huynh đệ hơn.

Chúng ta biết rõ bao điều thiện bao bọc quanh chúng ta, nhưng cũng biết có biết bao đau khổ, bất công, buồn phiền còn đang bào mòn thế giới chúng ta đang sống, như cha đã nói. Đức thánh cha Phanxicô nhắc nhở chúng ta về điều này khi ngài nói:

“Mỗi thế hệ phải làm cho cuộc phấn đấu và sự chinh phục của các thế hệ trước thành của mình và đưa lên cao hơn. Đó chính là hành trình. Sự thiện, cũng như tình yêu, sự công bằng và tình liên đới, không phải chinh phục một lần là xong; chúng phải được chinh phục mỗi ngày. Không thể hài lòng với cái mà mình đã đạt được trong qua khứ và dừng lại, và hưởng thụ nó như thể tình thế khiến chúng ta quên đi nhiều anh chị em đau khổ còn đang sống trong tình trạng bất công vốn chất vấn tất cả mọi người”.[7]

Chúng ta có những thách đố trước mặt, vừa rộng vừa sát bên như những thách đố mà chúng ta thấy vào lúc khởi nguồn của sứ mệnh chúng ta: tiếng kêu than của người nghèo, mà phần lớn là trẻ em, thiếu niên và người trẻ. Chúng ta hiện hữu là để dành cho thời đại chúng ta không kém gì Don Bosco cho thời đại của ngài. Chúng ta cảm nhận lời hiệu triệu mạnh mẽ từ gia đình nhân loại mà chúng ta cũng là thành phần, vừa trong tư cách cá nhân vừa trong tư cách cộng đoàn: một gia đình được ghi dấu và mang thương tích vì nhu cầu thúc bách về công bằng và phẩm giá của những con người thấp bé và bị loại bỏ[8]; một gia đình cần đến hoà bình và tình huynh đệ[9]; cần phải chăm sóc ngôi nhà chung.[10]

Ở tận căn rễ của mọi khao khát, chính là nhu cầu không kém mạnh mẽ và tận căn về sự thật[11] và nhu cầu về Thiên Chúa.[12]

Đứng trước thực tại này, chúng ta phải rất ý thức về sự việc là chúng ta không thể để sang ngày mai điều thiện mà chúng ta có thể và phải làm hôm nay. Chúng ta được kêu gọi trở thành men để biến đổi gia đình nhân loại từ bên trong. Đó là một lệnh truyền căn bản và trùng khớp với chính cuộc sống chúng ta, với việc là người: không ai có thể ở ngoài hay coi mình bị loại trừ.

Bởi thế, như là những phần tử của Gia đình của Don Bosco và gợi hứng từ sự năng động của men Tin mừng, chúng ta muốn đào sâu và nhìn nhận sự phong phú của việc là thành phần của gia đình này, gia đình nhân loại và gia đình Salêdiêng, nơi mà biết bao người trong gia đình này là giáo dân nam nữ, và cũng là nơi mà như những người thánh hiến, chúng ta phải làm phong phú mình với sự bổ túc này”.[13] Là giáo dân là một bậc sống, là một ơn gọi vốn đặc trưng trội vượt hiện diện trong thế giới với nhiều dạng thức khác nhau, đồng điệu với Gia đình của Don Bosco. Với tâm tình biết ơn và hiệp nhất như một gia đình đích thực, trong các nền văn hoá và xã hội khác biệt, chúng ta muốn tận dụng tốt nhất từ các giáo dân hồng ân sự sống, sức mạnh của đức tin, nét đẹp của gia đình, kinh nghiệm sống và làm việc, khả năng giải thích và sống đặc sủng và sứ mệnh của Don Bosco dành cho người trẻ và thế giới hôm nay.

4. Nguời giáo dân: một Kitô hữu “thánh hoá trần gian từ bên trong”

Thực tế là thế này: người giáo dân trong Giáo Hội và trong Gia đình Salêdiêng là và sẽ luôn là một Kitô hữu ngày càng dấn thân hơn để “thánh hoá trần gian từ bên trong”.

Một cái nhìn chính xác và chăm chú vào Giáo Hội học do Công đồng Vaticano II đề xuất cho phép tuyên bố rằng, ngày nay, nhất là trong tính cách là Kitô hữu, chúng ta không thể chấp nhận (càng không thể khích lệ) một thứ nhị nguyên giữa sự thánh thiêng và trần tục trong thực tại của một thế giới đã được Thiên Chúa tạo dựng. Chắc chắn thứ nhị nguyên này được nhận diện khi mà sự tự lập hợp lệ của những “sự việc trần thế”, đối lại với những điều “thánh thiêng” hay đạo giáo, không được hiểu đúng.

Giáo Hội, ngay từ lúc khởi đầu của Kitô giáo và nhất là từ Công đồng Vaticano II, đã nhìn nhận rõ ràng tương quan của người Kitô hữu với thế giới trong đó người ấy sống: cả trong một xã hội nơi mà người Kitô hữu đã và đang là cái gì đó bị ở bên lề.

Trong lá thư “gởi Diogneto” (thế kỷ thứ 2 sau Chúa Kitô) – mà theo ý cha đó là một áng văn Kitô giáo cổ rất đẹp – đã diễn tả thật tuyệt vời về người Kitô hữu trong thế giới:

“Người Kitô hữu không phân biệt với những người khác do nơi họ ở, cũng không phân biệt do ngôn ngữ họ nói, cũng chẳng do phong tục. Thật vậy, họ không có thành phố riêng, chẳng dùng một thứ tiếng nói xa lạ, chẳng theo lối sống khác biệt. Hệ thống giáo thuyết của họ không được sáng chế do tài năng hay do sự chiêm niệm của những con người thông thái, cũng không giống như những người khác, tuyên xưng một giáo huấn dựa trên thẩm quyền của con người.

Họ sống trong những thành phố của người Hy lạp và người man di, tuỳ theo số phận đưa đẩy; họ theo những tập tục của dân chúng trong xứ sở, trong ăn mặc cũng như trong cách sống, vậy mà họ lại chứng tỏ một mức độ đời sống đáng khâm phục và, như mọi người nói, thật không thể tin nổi. Họ ở trong xứ sở, mà như người khách; họ tham dự vào tất cả như mọi công dân, nhưng lại chịu đựng mọi sự như những người khách lạ; mọi vùng đất lạ đều trở thành quê hương của họ, nhưng họ ở trong mọi quê hương như trong một vùng đất lạ […].

Nói tóm lại: các Kitô hữu ở trong thế giới như linh hồn ở trong thân xác. Thật vậy, như linh hồn thấm vào tất cả các phần của thân xác; thì cũng vậy, các Kitô hữu rải rác trong mọi thành phố trên thế giới […].[14]

Đây là bản văn kỳ diệu và rất hữu ích giúp hiểu về đặc tính trần thế Kitô giáo mà chúng ta muốn trình bày và đã vạch ra trong tựa đề của Hoa thiêng với “chiều kích giáo dân” của đời sống Kitô hữu và của Gia đình Salêdiêng chúng ta.

Ngày nay Gia đình Salêdiêng của Don Bosco được kêu gọi sống trong thế giới như men, bằng việc cộng tác, khởi đi từ hoàn cảnh riêng của mình là người tín hữu, để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, bất cứ nơi đâu mà chúng ta ở, không lệ thuộc vào quốc gia, văn hoá và tôn giáo. Giáo Hội đã đưa ra một cái tên cho lãnh vực hành động rộng khắp này: bản tính trần thế của ơn gọi giáo dân.

“Đặc tính trần thế là đặc tính riêng biệt của người giáo dân […]. Do chính ơn gọi của mình, người giáo dân tìm kiếm Nước Thiên Chúa khi làm những công việc trần thế và xếp đặt chúng theo như Thiên Chúa muốn. Họ sống giữa trần thế, nghĩa là liên can vào mọi bổn phận và công việc trong thế giới và trong mọi hoàn cảnh thông thường của đời sống gia đình và xã hội, trong đó cuộc sống họ được đan dệt. Chính nơi đây họ được Thiên Chúa kêu gọi để góp phần, từ bên trong như men, vào việc thánh hoá trần thế khi thi hành nhiệm vụ riêng của mình theo sự hướng dẫn của tinh thần Phúc âm, và theo cách thức này họ biểu lộ Đức Kitô cho những người khác, chính yếu với chứng tá đời sống của mình và với sự chiếu toả đức tin, đức cậy và đức mến. Bởi thế, họ có bổn phận đặc biệt là chiếu toả và xếp đặt tất cả mọi sự vật trần thế, là những điều gắn liền với họ, theo cách thế sao cho chúng được thực hiện và tăng triển liên lỷ theo Đức Kitô và thành lời ca ngợi Đấng Tạo Hoá và Đấng Cứu chuộc”.[15]

Và điều cũng không kém phần đúng đó là tình trạng của người tín hữu giáo dân là chung cho tất cả mọi người, đó là tất cả chúng ta đều đồng trách nhiệm về Nước Thiên Chúa.

“Xét về thần học, đặc tính trần thế của toàn thể Giáo Hội được hiểu khởi đi từ ý nghĩa của mối tương quan Giáo Hội-thế giới, và từ chức tư tế chung, từ chức ngôn sứ và từ chiều kích vương quyền; mọi người đã được thánh tẩy đều là phần tử của một Giáo Hội phải phục vụ thế giới để làm cho ý muốn cứu độ của Thiên Chúa và Vương Quốc Ngài được thể hiện, dù cho mỗi người đã được thanh tẩy thực thi hay triển khai đặc tính trần thế này theo cách thức riêng biệt, như thế có một sự khác biệt về các tác vụ và chức năng, và trong mức độ nào đó, “khác biệt về sự hiện diện và hoàn cảnh” trong thế giới, trong lịch sử và trong xã hội”.[16]

Thật là quan trọng phải hiểu “phong cách Kitô hữu” này hệ tại điều gì để hiện diện trong xã hội, hợp với giáo huấn của Công đồng Vaticano II[17]; lối đường phải theo đối với việc Tin mừng hoá và hoạt động truyền giáo của Giáo Hội trong một xã hội, mà lòng đạo không còn được coi như là đương nhiên lúc nào cũng có.

Nhìn nhận sự “tự lập của cái phàm trần” như một khía cạnh hợp pháp của tính trần thế, thần học quan tâm phân biệt giữa tính tự lập của những nhiệm vụ trần thế và vương quốc của đạo giáo, với quyền hợp pháp là cùng hiện hữu của cả hai thực tại. Nói cách khác, làm nổi bật khía cạnh hợp pháp của tính trần thế, vốn rất khác biệt với “chủ trương tục hoá” gắn liền với sự tục hoá tận căn vốn thù nghịch với tất cả những gì là đạo giáo. Sự thể tôn giáo trong các “credo-niềm tin” khác biệt, có quyền để hiện hữu và có “quyền công dân”. Công đồng Vaticano II nói rất rõ về vấn đề này:

“Tuy nhiên, nhiều người đương thời dường như sợ rằng, nếu sự liên kết giữa hoạt động nhân loại và tôn giáo quá chặt chẽ, thì sự tự lập của con người, của xã hội, của khoa học, sẽ bị cản trở.

Nếu hiểu sự tự lập của các thực tại trần thế là các thọ tạo và chính xã hội con người có những luật và những giá trị riêng, mà con người phải dần dần khám phá, sử dụng và sắp đặt, thì đây là một đòi hỏi của sự tự lập hợp pháp: điều này không chỉ được đòi hỏi bởi con người thời đại, nhưng còn phù hợp với ý muốn của Đấng Tạo Hoá (…)

Về vấn đề này, chúng ta có thể lấy làm tiếc về một số thái độ tư duy, mà đôi khi không thiếu giữa ngay cả giữa các tín hữu, phát xuất từ việc không hiểu đủ về sự tự lập hợp pháp của khoa học (.). Thay vào đó, nếu hiểu về “sự tự lập của các thực tại trần thế” rằng thọ tạo thì không lệ thuộc vào Thiên Chúa và con người có thể thực hiện mà không cần đến Đấng Tạo Hoá, thì chẳng ai tin vào Thiên Chúa mà lại không thấy những ý kiến như vậy là sai lầm. Thật vậy, thọ tạo mà không có Tạo Hoá thì sẽ tự huỷ diệt”.18

Khoa nhân học Kitô giáo ngày hôm nay phải tìm cách, giống như trong quá khứ, chuyển những giá trị và sứ điệp cứu độ mà Tin Mừng mang tới thành thứ ngôn ngữ của các xã hội và các nền văn hoá khác nhau trên thế giới. Đó là hài hoà sự tự lập chính đáng của con người với giá trị, với sự chân chính và sự nhất quán của đức tin Kitô giáo. Đây là thách đố cho người tín hữu, cho các tín hữu Kitô và cho chúng ta trong sứ mệnh với tư cách là Gia đình của Don Bosco: kính trọng mọi người, nhưng không bao giờ khiếp sợ và xấu hổ vì mình là kẻ tin, không bao giờ và đứng trước bất cứ ai!

Giáo Hội, với tiếng nói của Công đồng Vaticano II, nhắc nhở chúng ta rằng sẽ là một sai lầm lớn khi tách đời sống hằng ngày ra khỏi đời sống đức tin.

“Thật sai lầm, những người, biết rằng vì chúng ta không có thành trì vững chắc ở trần gian nhưng tìm kiếm thành trì tương lai, nghĩ rằng vì lý do này họ có thể xao lãng những bổn phận trần thế, và không nghĩ rằng chính đức tin càng bắt họ phải chu toàn các bổn phận ấy hơn nữa, tuỳ theo ơn gọi của mỗi người.

Rồi đến những người nghĩ rằng họ có thể dìm mình trong biết bao hoạt động trần thế như thể chúng hoàn toàn xa lạ với đời sống tôn giáo, cũng sai lầm không kém. Những người này cho rằng đời sống tôn giáo chỉ hệ ở những hành vi thờ tự và một số bổn phận luân lý.

Sự tách rời giữa đức tin mà họ tuyên xưng và đời sống thường ngày, như được nhận ra nơi nhiều người, phải được kể vào số những sai lầm nghiêm trọng của thời đại chúng ta”.19

Vậy đây là việc sống như là Kitô hữu trong một thế giới không thể nào tốt đẹp hơn mà không có thứ men nhỏ bé mà Kitô giáo mang vào trong thế giới mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên. Chính khởi đi từ sự khiêm tốn, nhưng cũng khởi đi từ sự xác tín về giá trị của

đức tin chúng ta, vào cuộc đối thoại với các xã hội và các nền văn hoá khác nhau, mà chúng ta có thể đóng góp để làm cho cuộc sống của con người quanh chúng ta tốt đẹp hơn, từ khước bất cứ chủ trương chiêu mộ hay áp đặt nào. Nói theo lời của Hồng y Carlo Maria Martini, một vị mục tử lừng danh, một con người của suy tư có khả năng đưa tới đối thoại với nền văn hoá: “Tung ra một niềm tin, dù đó là niềm tin khoa học, triết học hay thần học, để cào bằng mọi thứ, bằng cách áp đặt một giải pháp, là tiền đề đau đớn cho một hệ tư tưởng là nguồn gốc của bạo lực”.[18] Nhưng cũng không thể chấp nhận được chuyện người Kitô hữu dù ở bất cứ thời đại nào – nhất là thời đại hôm nay – đi theo chủ trương trộn lẫn cho tiện lợi hay một thứ “tốt bụng” làm giảm thiểu sự nhất quán, chứng tá và tính chân chính cá nhân và cộng đoàn.

Và, như men trong khối bột chuyển dịch gần như hoàn toàn không ai thấy, cũng thế sự cộng tác của chúng ta vào việc xây dựng Giáo Hội và xây dựng một xã hội nhân bản hơn, công bằng hơn và tương hợp với ý của Thiên Chúa hơn, đòi chúng ta phải coi việc làm điều thiện là quan trọng hơn là sao cho người ta nhìn nhận việc thiện là do chúng ta làm; điều quan trọng hơn luôn là đóng góp cho sự thiện của xã hội và thế giới, kể cả “không giữ bản quyền”, không pha lẫn hoạt động hiệu quả với việc đóng vai chính, nhìn nhận cả rằng điều thiện do người khác thực hiện cũng giá trị ít ra là như việc của chúng ta. Nếu chúng ta không xác tín điều ấy, chúng ta hãy đọc lại đoạn Tin Mừng trong đó Chúa sửa dạy các môn đệ của Ngài vì họ đã tìm cách ngăn cản điều thiện mà những người khác đã làm, dù rằng những người ấy không “thuộc về nhóm của họ”.

Chúng ta phải tập để đọc thực tại theo cung cách của người tín hữu, vốn bao gồm người khác, cổ võ sự đối thoại với những người khác, với nền văn hoá, với phương tiện truyền thông, với các nhà trí thức, với những người suy nghĩ khác với và ngay cả đối kháng với chúng ta. Đó là những tập quán nhân đức mà cách thức của chúng ta ở với thế giới đòi hỏi chúng ta, “phong cách Kitô hữu và Salêdiêng” có thể mang tới cho tầm nhìn về thế giới và sự việc.

Phong cách này cho phép chúng ta đan dệt nên những tương quan với những người thánh hiến khác, với các tác viên thánh, với các tín hữu giáo dân, với các Kitô hữu và những người nam nữ thuộc các tôn giáo khác. Dường như phong cách này là một cách thức tốt đẹp vì “được mời gọi để góp phần, như men từ bên trong, để thánh hoá trần gian”. Một cách thức thực hiện vốn cho phép chúng ta đồng điệu với “ơn gọi nên thánh phổ quát trong Giáo Hội”. Và bởi vì Giáo Hội liên can đến thế giới trong chiều kích lưỡng diện siêu việt và nội tại, nên mỗi Kitô hữu phải là dấu chỉ của Nước Thiên Chúa đã hiện diện trong lịch sử nhân loại. Nếu lòng đạo đức và sùng mộ, đời sống cầu nguyện và đời sống bí tích, nhấn mạnh đến chiều kích siêu việt của sự thánh thiện này, thì đối với chúng ta, sự dấn thân xã hội để cổ võ công lý và tình huynh đệ nhân bản, nhấn mạnh đến chiều kích nội thế Kitô giáo. Như Don Bosco, chúng ta sống với đôi chân trên đất và đôi mắt hướng lên trời. Theo nghĩa này, một thành phần có phẩm chất của Gia đình Salêdiêng chúng ta, đã cống hiến cho chúng ta suy tư riêng sống còn về người giáo dân trong thế giới và trong Gia đình của Don Bosco, khi định nghĩa người tín hữu giáo dân trong xã hội và trong Gia đình của Don Bosco như là những người nam và nữ bởi ba sự thuộc về: thuộc về Chúa Kitô, thuộc về Giáo Hội và thuộc về thế giới.[19]

Đức thánh cha Phanxicô, trong cuộc gặp gỡ thật đẹp của chúng ta với ngài dịp phong thánh Artemide Zatti, khi trình bày Zatti như là “người thân nhân của mọi người nghèo”, nhắc cho chúng ta rằng việc chuẩn bị con người, nhất là người trẻ, cho thế giới hôm nay, là điều thuộc về ơn gọi Salêdiêng, là nhà giáo dục tâm hồn:

“Như thế một bệnh viện trở thành “quán trọ của Chúa Cha”, dấu chỉ của một Giáo Hội muốn trở thành phong phú vì những ân ban nhân bản và ân sủng, nơi cư ngụ của lệnh truyền yêu mến Thiên Chúa và yêu mến anh chị em, nơi của sự đón chào như bảo chứng ơn cứu độ. Cũng thật đúng là điều này thuộc về ơn gọi Salêdiêng: các Salêdiêng là những nhà giáo dục vĩ đại về con tim, về tình yêu, và tình cảm, về đời sống xã hội; những nhà giáo dục vĩ đại về con tim”.[20]

Đưa vào trong Giáo Hội và trong thế giới ân ban là đặc sủng giáo dân được sống trong Gia đình Salêdiêng, là một lời đáp trả ơn gọi, làm cho chúng ta hiện hiện như dấu chỉ và chứng nhân, trong cuộc đối thoại và cống hiến sự phục vụ khiêm tốn của sự hiện hữu chúng ta vì thiện ích chung.

Chính từ và chính trong đời sống giáo dân, mà trong nhiều trường hợp, ơn gọi chuyên biệt ngang qua trong gia đình và từ nghề nghiệp trong thế giới, mà các người đời, nhất là những giáo dân Kitô hữu, các người giáo dân trong gia đình của Don Bosco, được kêu gọi để thiết lập, cổ võ và nâng đỡ những giá trị Tin Mừng trong xã hội và trong lịch sử, góp phần vào consecratio mundi, vào việc thánh hiến trần gian, vào việc thiết lập Nước Thiên Chúa ở đây và bây giờ.

Thánh Phanxicô Salê, người mà chúng ta vừa mới kết thúc việc cử hành dịp 400 năm ngày ngài qua đời, là một trong những ngôn sứ nổi bật trong lịch sử Giáo Hội, có khả năng làm rõ tầm vóc lớn lao của ơn gọi của mỗi người. Rất nhiều giáo dân thuộc mọi tầng lớp xã hội đã được ngài đồng hành cá vị, giúp họ trổ bông trong

vườn hoa nơi mà Chúa đặt họ vào, cho tới mức thánh thiện tròn đầy. Thánh Phanxicô Salê vẫn mãi là một nguồn gợi hứng luôn mới và không thể thay thế đối với những ai tự nhận mình là “Salêdiêng”, dù họ ở bất cứ bậc sống nào.

Trong tông thư mới đây gởi cho toàn thể các gia đình tu sĩ theo đặc sủng thánh Phanxicô Salê, Đức thánh cha Phanxicô đã làm nổi bật tầm quan trọng của linh đạo mà vị thánh Giám Mục thành Geneve đề xuất cho người thời đại ngài và ngày hôm nay vẫn còn tính thời sự mạnh mẽ trong nền thần học về người giáo dân.

“Gần như tất cả những ai bàn tới lòng đạo đức, họ đều quan tâm dạy người ta tách ra khỏi trần gian hay, ít là, họ dạy một loại lòng đạo đức đưa đến sự cô lập này. Còn cha, cha có ý định trình bày giáo huấn cho những người sống nơi thành thị, trong gia đình, trong triều đình, và những người, do bậc sống của mình, do hoàn cảnh xã hội, bị buộc luôn phải sống giữa những người khác”.[21]

Vì thế, thật rất sai lầm những người nghĩ đến việc trói buộc lòng đạo đức vào một số lãnh vực được bảo vệ và dành riêng. Đúng hơn, lòng đạo đức thì thuộc về mọi người và dành cho mọi người, dù họ ở bất cứ đâu và bất cứ ai cũng có thể thực hành theo ơn gọi riêng của mình. Như thánh Phaolo VI đã viết trong dịp kỷ niệm 400 năm ngày sinh của Phanxicô Salê:

“Sự thánh thiện không là đặc quyền của giai cấp này hay giai cấp kia; nhưng lời mời gọi thúc bách được dành cho mọi Kitô hữu là: “Này bạn, xin mời bạn hãy lên chỗ cao hơn” (Lc 14.10); tất cả đều được ràng buộc bởi nghĩa vụ đi lên núi của Thiên Chúa, ngay cả dù không cùng một con đường. “Lòng đạo đức phải được thực thi theo cách thức khác nhau bởi người quí tộc, người lao động thủ công, người hầu, người quyền quí, người goá bụa, người trẻ, người có gia đình. Còn hơn nữa, việc thực hành lòng đạo đức phải thích ứng với sức lực, với công việc và với bổn phận của mỗi người”.[22]

Chính ngang qua cuộc sống trần thế, bằng việc giữ gìn nội tâm, nối kết giữa sự ao ước nên hoàn thiện với mọi bậc sống, mà tìm ra một tâm điểm không tách khỏi trần gian, ngài dạy hãy ở trong đó, hãy trân trọng nó, mà cũng học giữ một khoảng cách với nó: đây là ý định của ngài và còn tiếp tục là bài học quý giá cho mọi người nam nữ trong thời đại chúng ta.

Và đây chính là chủ đề của Công đồng về ơn gọi phổ quát nên thánh:

“Đươc trao ban nhiều phương tiện cưu đọ doi dào và cao quí như thế, tàt cà càc Kitô hưu, dù trong hoàin cành hay bàc sống nà o, cùng đếù đươ c Chù a kêu gọi, để mối ngươ i mố i cà ch, vươn tơi sự thành thiện trọn hào như chính Chùa Cha là Đàng trọ n là nh”.[23]

“Mỗi người thệố cách thức củà mình”

“Thế nên, đây không phải là để làm chọ thất đảm khi chúng tà chiêm ngưỡng những mẫù mực thánh thiện như thể không thể nàọ đạt tới”. Mẹ Giáọ Hội đề rà những mẫù mực ấy không nhằm để chúng tà sàọ chép, nhưng để thôi thúc chúng tà bước đi trên cọn đường dùy nhất và đặc biệt mà Chúà đã nghĩ chọ chúng tà. “Điềù qùàn trọng là mỗi tín hữù phân định cọn đường củà mình và phát hùy hết khả năng củà mình, những gì rất cá vị mà Chúà đã đặt vàọ người đó. (1 Cr 12,7).[24]

Giáo Hội, là “toàn thể những người được kêu gọi” đứng trước ý nghĩa nguyên thuỷ từ ngữ này, sống nhờ vào sự phong phú của mỗi ơn gọi làm nên Giáo Hội. Mỗi ơn gọi là một sự phục vụ những ơn gọi khác và chỉ nhờ vào việc trao ban chính mình mà có thể diễn tả được và tìm thấy được căn tính tròn đầy của mình. Các ân ban không phải là tài sản riêng tư và dành riêng cho một nhóm. Như là những người đã được thanh tẩy, tất cả chúng ta đều thông dự vào chức tư tế của Chúa Kitô, chức ngôn sứ và chức vương giả của Người, là Đấng đến để phục vụ và trao ban sự sống. Tác vụ thừa tác được hiểu chỉ như một sự phục vụ cho chức tư tế chung của tất cả các tín hữu. Cũng thế, điều đặc trưng của tình trạng giáo dân là một món quà dành cho tất cả những ai bước vào đời sống và ơn gọi của mọi thành viên khác trong thân thể duy nhất của Đức Kitô. Vì thế, “Chiều kích trần thế” cũng được chia sẻ cả bởi những ai thuộc về đời sống thánh hiến hay thuộc về tác vụ thừa tác: lịch sử Don Bosco cống hiến cho chúng ta một bằng chứng rạng ngời. Don Bosco là một linh mục của giáo phận Torino, ngài lập hai hội dòng người thánh hiến nam và nữ và hai hiệp hội giáo dân: và cùng với tất cả, và với biết bao người liên can vào, nhập vào trong “trần thế” nơi họ sống thật mạnh mẽ, trong cuộc sống và trong những vấn đề của hàng trăm ngàn người trẻ, vượt qua nỗi sợ hãi về những khó khăn và những biên cương to lớn, với một sự phong phú gợi hứng cho hàng triệu người – ở bên ngoài những khác biệt quốc gia, văn hoá và tôn giáo.

Việc là Kitô hữu và là giáo dân mở ra con đường để làm trổ sinh hoa trái ở mức độ tối đa nén bạc người đời, trần thế, dấn thân vào một sự phong phú vô hạn những khả thể được mở ra cho những ai sống trong một thế giới được sinh động bởi đức tin, đức cậy và đức mến. Công đồng Vaticano II đã tuyên bố rõ ràng:

Còn giá.o dân, do chính ơn gọi đặc biết của mình, có) bổn phận tìm kiếm vương qủổc Thiên Chúi a bá ng cá ch dá n thân vái o cá c việc trần thế và xếp đặt chủng theo ý Thiên Chủa. Họ sổng giưa tra n the, nghia la giữ a ta t ca va tưi’ ng nghe nghie p cũng như công viec tran the, trong môi trương thông thữờng cũa cuộic sống gia đình vai xa hội, tat ca những điềũ đó) như thể dệt thanh cuộc sống cũa hộ. Trong khung canh đố, hộ đa đữờc Thiên Chũ a mờ i gội đe nhờ việ c chu toa n nhữ ng bố n pha n riêng cũ a mình va đữờc tinh than Tin Mững hữờng dan, hộ trờ nên như nắm men góp phần vào việc thánh hóa thế giới từ bên trong, va nhữ the, hộ lam chộ ngữời khac nhan biết Đữc Kitô, đặc biệt bang chững tữ đời sổng tộ a sang đữc tin, cạy, men. Nhữ vậy, hộ cộ một phữờng thữc đac biệt đe soi chiếu va đat đinh cac thữc tai tran thế luôn gan lien veri cuộc sộng, sao cho cac thữc tai ay không ngững trờ nên nhữ Đữc Kitô muộn va luôn pha t trien đe nên lờ i ca ngời Đa ng Ta o Hộ a va Đa ng Cữu Chuộ c”27.

Việc chú giải Hộa thiêng không có mục đích xác định hết mọi lãnh vực và thực tại cũộc sống trộng đó sự hiện diện của ngữời giáộ dân gây biến đổi và trở thành men Nữớc Thiên Chúa, tại nời mà chẳng ai khác có thể làm dậy men cách hữũ hiệũ nhữ họ. Thực vậy, trộng Giáộ Hội, các giáộ dân có một phạm trù rộng lớn và phức hợp về các tiềm năng và thách đố, các tình hũống phải đữờng đầũ mà đồng thời cũng là lời kêũ gọi chộ những ai mũốn trở thành “mũối đất và ánh sáng trần gian”. Đi vàộ trộng tính thực tiễn của “nời nàộ”, “khi nàộ”, và “thế nàộ”, đó là hành trình mở ngỏ trữớc mặt mỗi ngữời và mỗi nhóm, tũỳ theộ bản chất riêng của họ. Một hành trình mà Hộa thiêng năm nay mời gọi và thúc đẩy lấy lại, để tăng cữờng, để biến thành của mình, với sự can đảm và qũảng đại, làm chộ sứ điệp của Giáộ Hội đữợc mang tính hiện thực:

“Đối với cộn mắt đữợc sội chiếũ bởi đức tin, thì một cảnh tữợng tũyệt diệũ đữợc mở ra: cảnh tữợng về biết baộ ngữời

27 LG, 31. Lưu ý là những chỗ in nghiêng và in đậm là do tác giả, để làm nổi bật chủ đề mà Hoa thiêng 2023 muốn nhấn mạnh.

tín hữu giáo dân, nam cũng như nữ, trong chính đời sống và trong hoạt động mỗi ngày, thường ít người để ý tới hay thậm chí bị hiểu lầm, chẳng được các người thế giá biết đến nhưng lại được tình yêu của Cha trên trời nhận biết, họ là những người thợ không mệt mỏi làm việc trong vườn nho của Chúa, họ là những nghệ nhân khiêm tốn và vĩ đại làm cho Nước Thiên Chúa được tăng triển trong lịch sử, nhờ vào quyền năng ân sủng của Thiên Chúa”.[25]

Không có chi phải nghi ngờ, đối với tất cả các giáo dân của Gia đình Salêdiêng ngày nay – và đối với những người nam nữ thánh hiến đang sống từng ngày, họ được phong phú nhờ ơn gọi và sự bổ sung của họ – thì thế giới, xã hội, kinh tế, chính trị, hoạt động xã hội để phục vụ người khác, đời sống Kito hữu trong cái thường ngày, là và luôn phải là một nơi chốn thần học để gặp gỡ Thiên Chúa:

“Lãnh vực riêng biệt của hoạt động Tin mừng hoá (của người giáo dân) chính là thế giới rộng lớn và phức tạp của chính trị, của thực tại xã hội, của kinh tế; về văn hoá, khoa học và nghệ thuật, đời sống tương quan giữa các nước, phương tiện truyền thông xã hội; và kể cả những thực tại khác đặc biệt mở ra cho việc Tin mừng hoá, chẳng hạn như Tình yêu, gia đình, việc giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên, việc làm nghề nghiệp, sự đau khổ. Càng có nhiều giáo dân thấm nhuần tinh thần Tin Mừng, lãnh trách nhiệm về các thực tại này và công khai dấn thân vào các thực tại ấy, có khả năng thăng tiến chúng và ý thức được việc phải phát triển tất cả khả năng Kitô hữu vốn thường bị che giấu và bóp nghẹt, thì những thực tại này càng không bị mất đi hoặc bị hy sinh tính hiệu quả con người của họ, nhưng thể hiện một chiều kích siêu việt thường không được biết đến, họ sẽ thấy mình phục vụ việc xây dựng Nước Thiên Chúa, và do đó phục vụ cho ơn cứu độ trong Chúa Đức Giêsu Kitô”.[26]

5. Gia Đình của Don Bosco được gọi để làm men

Don Bosco đã có khả năng lôi kéo biết bao con người, biến họ thành vai chính năng động và đảm đương chính cái giấc mơ cứu rỗi người trẻ. Cha Giulio Barberis đã ghi nhận kỹ lưỡng những gì Don Bosco đã nói khi ngỏ lời với các người trẻ thanh niên trong Nguyện xá buổi chiều lễ thánh Giuse, 19 tháng 3 năm 1876, hơn năm tháng sau khi đoàn truyền giáo đầu tiên xuất phát qua vùng Patagonia. Nói tới cánh đồng và vườn nho theo các Dụ ngôn trong Tin Mừng và từng trải trong kinh nghiệm cá nhân về đời sống nông dân, ngài giúp cho các người trẻ ở Valdocco hiểu là mọi người đều có thể góp phần của mình như thế nào, luôn quý giá và quan trọng để làm cho Nước Thiên Chúa tăng triển. Đó là một ví dụ mang tính trần thế mà cũng mang tính Tin mừng và Hội thánh, về việc chúng ta được kêu gọi để làm cho các năng khiếu của chúng ta cùng được sinh hoa trái như thế nào, mỗi người theo như chuyện cuộc đời mình, khả năng và ơn gọi. Như thế, cha Barberis lấy lại những lời của Don Bosco, mà đối với chúng ta dường như chắc chắn có một âm vọng thần học:

“Chúng con hiểu khá rõ về Đấng Cứu độ thần linh, khi Người nói tới cánh đồng và vườn nho, Người có ý nói về Giáo Hội và mọi người trên thế giới; mùa gặt chính là sự cứu rỗi các linh hồn, bởi vì tất cả các linh hồn phải được nhận vào và mang vào trong kho của Chúa; ôi mùa gặt này rất nhiều; còn bao nhiêu triệu con người trên mặt đất này! Còn biết bao công việc phải làm để cho mọi người được cứu rỗi; nhưng operarii autem pauci, thợ gặt thì ít.

Những người thợ làm việc trong vườn nho của Chúa được hiểu về tất cả những ai mà cách nào đó tìm kiếm phần rỗi các linh hồn. Và, các con nhớ kỹ nhé, các người thợ ỏ đây không chỉ hiểu như một số người cho là như thế, tức là chỉ có các linh mục, các vị giảng thuyết và các cha giải tội, những người này chắc chắn đã được đặt để làm việc và trực tiếp lao công để thu lượm mùa gặt, nhưng không đủ, không chỉ có họ mà thôi. Thợ gặt là tất cả những ai, cách nào đó tìm kiếm phần rỗi các linh hồn; thợ trong cánh đồng không chỉ là những người cắt lúa, nhưng còn gồm tất cả những người khác nữa.

Các con hãy quan sát cánh đồng, thợ thì đa dạng. Có người cày, có người khai phá đất; người thì với cuốc xẻng để đảo đất; người thì dùng cào hay dùng gậy để đập đất ra nhỏ và san cho bằng; người khác thì gieo hạt, người khác nữa thì đi che hạt giống; người thì đi nhổ cỏ, cỏ lùng, cỏ lồng vực; người thì xới đất, người thì nhổ cỏ, người thì đi tỉa; những người khác nữa thì tưới theo giờ giấc phù hợp và bón thúc; những người khác nữa thì gặt và bó lại, và có người thì chất chúng lên xe và có người lái xe; có người trải bó lúa ra, có người đập lúa, có người sàng lúa ra khỏi rơm, có người gom lúa lại, sàng xẩy, có người bỏ vào bao, có người mang tới nhà máy xay và rồi ở đây biến thành bột; có người phơi bột cho khô, có người làm thành bánh, có người nướng bánh.

Các con của cha thân mến, các con thấy đó, thợ thì rất đa dạng, bao nhiêu người cần đến để cho mùa gặt có thể thành công, đạt tới mục đích là mang lại cho chúng ta tấm bánh được chọn của thiên đàng. Giống như trong cánh đồng, Giáo Hội cũng vậy, cần đến mọi loại thợ, đúng là tất cả mọi loại thợ; không có ai đó mà có thể nói: “Chỉ khi nào tôi có được đời sống hoàn hảo, khi đó tôi mới làm cho Chúa được vinh danh hơn”. Không, đừng ai nói như thế; tất cả đều có thể làm cái gì đó theo một cách thức nào đó”.[27]

Chúng ta đã được sinh ra theo đoàn sủng như là cộng đoàn và như là sự hiệp thông những con người thuộc các tầng lớp xã hội, bậc sống, nghề nghiệp khác nhau…. Chúng ta liên kết do cùng một sứ mệnh và được thúc đẩy bởi cùng một đặc sủng mà Don Bosco đã truyền đạt cho.[28] Đây chính là bản chất của Nguyện xá trong những năm hình thành, từ 1841 tới 1859 (18 năm!) trong đó còn phản ánh mạnh mẽ sự đồng hiệp lực của dân Thiên Chúa theo những cách thức khác nhau cộng tác để cho những trẻ em đang gặp nguy hiểm được trở nên “Kitô hữu tốt và công dân lương thiện”. Sự việc không thể chối cãi đó là khi chúng ta được sinh ra, ngay lập tức chúng ta đã như một đoàn dân của Thiên Chúa: đó là bản chất của đặc sủng của chúng ta và của sứ mệnh của chúng ta.

Cha ý thức rõ – và cha tìm cách chuyển ý thức này cho toàn thể Gia đình Salêdiêng của chúng ta – về một sự thể hiển nhiên: đó là chỉ khi nào cùng với nhau, chỉ khi nào sống hiệp thông, thì chúng ta mới có thể làm được điều gì đó ý nghĩa cho ngày hôm nay.

Cha đã đưa ra lời kêu gọi toàn thể Tu Hội Salêdiêng về sứ mệnh của chúng ta cùng chia sẻ với người đời – lời hiệu triệu áp dụng cho cả toàn thể Gia đình của Don Bosco – và việc không nghe theo điều này có thể, trong một tương lai không xa lắm, đưa tới một chỗ nguy hiểm mà không quay đầu lại được.

Cha đã tuyên bố:

“Tổng Tu Nghị 24 chắc hẳn đã là một lời đáp trả mang tính đoàn sủng đứng trước Giáo Hội học về hiệp thông của Vaticano II. Chúng ta biết rõ rằng Don Bosco, ngay từ lúc khởi sự sứ mệnh của ngài tại Valdocco, đã lôi kéo biết bao người đời, biết bao bạn hữu và cộng sự viên khiến họ thành người chung phần sứ mệnh giữa những người trẻ. Ngài đã lập tức “khơi động sự chia sẻ và đồng trách nhiệm của các giáo sĩ, giáo dân, nam và nữ”.[29] Vì thế, ở đây, dù cho có những kháng cự nơi chúng ta, chính là điểm không thể trở lui, bởi vì, ngoài việc tương thích với cách hành động của Don Bosco, thì cách thức hoạt động về sứ mệnh cùng chia sẻ với người đời đã được TTN24 đề xuất, trong thực tế, là “thực hành khả thể duy nhất trong tình trạng hiện tại”.[30]

Như thế, chúng ta có một điểm không trở lui vì thiện ích của người quyết định và đã quyết định đi vào trong phong cách này của sứ mệnh, của đào luyện, của đời sống cùng chia sẻ, vốn mở ra những chân trời mới trong tương lai cho đặc sủng của Don Bosco hoàn toàn tương hợp với hành trình mà Giáo Hội đang thúc đẩy theo sự hướng dẫn của Đức thánh cha Phanxicô, vốn mang tính ngôn sứ và mẫu mực.

Đồng thời cũng có một thứ không trở lui nguy hiểm và liều lĩnh của người không làm được hay không muốn vượt qua ngưỡng và đóng lại trong những hình thái cô lập tự quy chiếu: không còn bước đi với thời đại trong cách thức sống và giải thích sự hiện diện Salêdiêng, và kết án mình trở thành lạc lõng và tự huỷ diệt theo năm tháng.

Đi đôi với việc cứu rỗi các thanh thiếu niên, mục tiêu tối hậu của sứ mệnh của Don Bosco là biến đổi xã hội. Tầm nhìn rộng lớn và can đảm của Don Bosco, sự lao tác không mỏi mệt của ngài, sự bền bỉ của ngài trước những trở ngại… chỉ được giải thích với nhãn quan của sự biến đổi xã hội và Tin mừng hoá người trẻ ở tầm mức toàn cầu.

Don Bosco không làm chính trị nhưng ngài có thể nói chuyện với tất cả các đại diện chính quyền ở mọi cấp độ, bởi vì sự dấn thân của ngài rõ rệt hướng tới thiện ích của người trẻ, mà chẳng ai trong họ, nếu quan tâm đến xã hội con người và phục vụ người khác lại có thể dửng dưng – vì sự phục vụ của công quyền là tìm thiện ích cho mọi người và phải là như thế.

Thế nên, tiếng nói chung của chúng ta có thể tìm được sự tiếp cận và được lắng nghe cả ở bên ngoài biên cương niềm tin tôn giáo, nếu ngày nay chúng ta cùng nhau nhập thể nơi mình chính lòng nhiệt thành và ưu ái dành cho người trẻ đã được ban cho chúng ta như đoàn sủng, mà chúng ta lại không thể thực hiện được nếu không cùng với nhau như Gia đình của Don Bosco.

Sự bổ túc giữa các ơn gọi trong gia đình của Don Bosco, sự liên kết với nhau như Gia đình Salêdiêng, và liên kết với đông đảo giáo dân hiện diện trên thế giới, cùng nhau trong sứ mệnh và trong đào luyện, ngày nay trở thành một đòi hỏi không thể tránh né và càng hơn nữa trong tương lai, nếu không muốn mình trở thành vô nghĩa.

Sự hiệp thông trong tinh thần gia đình và bên trong phong trào Salêdiêng rộng lớn là một hồng ân lớn lao mà chúng ta đang có như một di sản quý giá.

6. Dưới bóng của một cây cao với nhiều hoa trái rạng ngời

Trong lá thư của cha vào lúc kết thúc cuộc Hội thảo thứ Hai về sự cổ võ các Án phong Chân phước và phong Thánh của Gia đình Salêdiêng, cha đã viết:

“Từ Don Bosco cho tới thời chúng ta, chúng ta nhìn nhận có một truyền thống về sự thánh thiện đáng được chú tâm, bởi vì đó là sự nhập thể của đặc sủng mà Ngài đã đặt ở khởi nguồn và đã được diễn tả nơi nhiều bậc sống và trong thể thức. Đây là những người nam người nữ, người trẻ và người lớn, người thánh hiến và người giáo dân, giám mục và nhà truyền giáo, mà trong bối cảnh lịch sử, văn hoá và xã hội khác nhau của thời đại và nơi chốn, các ngài đã làm chiếu toả cái ánh sáng đặc biệt của đoàn sủng Salêdiêng, tiêu biểu cho một gia sản có sức thực hiện một vai trò hiệu nghiệm trong cuộc sống và trong cộng đoàn các tín hữu và cho các người thiện tâm”.[31]

Với sự khiêm tốn và cảm thức tri ân sâu xa, chúng ta nhìn nhận nơi Gia đình Salêdiêng là một cây cao lớn với nhiều hoa trái thánh thiện. Đó là những người nam người nữ, người trẻ và người lớn, những người đã làm đầy cuộc sống của họ với men tình yêu, tình yêu trao ban chính mình tới cùng, khi trung thành với Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Ngài.

Như chúng ta biết, nền Giáo Hội học của chúng ta, với những ơn gọi khác nhau vốn có chung một căn rễ của phép thanh tẩy và hướng tới góp phần cho sự tăng trưởng của dân Thiên Chúa:

“Trong Giáo Hội-Hiệp thông, các bậc sống liên kết với nhau đến độ được sắp đặt cho nhau. Chắc chắn yếu tố chung, hơn nữa, là ý nghĩa sâu xa duy nhất của các bậc sống ấy: bậc sống là thể thức theo đó người ấy sống phẩm giá Kitô hữu bình đẳng và ơn gọi phổ quát nên thánh trong sự hoàn thiện của tình yêu. Đó là những thể thức với sự khác biệt và bổ túc nhau, thế nên mỗi thể thức đều có một diện mạo độc đáo và không lẫn lộn vào nhau, đồng thời mỗi thể thức đều được đặt trong tương quan với các thể thức khác và phục vụ các thể thức khác”.[32]

Nhãn quan này cho thấy rằng đặc sủng Salêdiêng là hoàn bị khi ơn gọi và sứ mệnh được sống trong sự hỗ tương và trong sự bổ túc của các ơn gọi khác nhau. Chính điều này phải trở thành cảm thức sâu xa của Gia đình Salêdiêng: một phong trào tông đồ rộng lớn vì phần rỗi người trẻ.

Thật thú vị để thấy rằng, trong số 173 vị Hiển thánh, Chân phước, Đáng kính, Đầy tớ Chúa của gia đình chúng ta, có 25 vị là giáo dân, những người đã nhập thể đặc sủng Salêdiêng vào trong gia đình, trong ngôi nhà Salêdiêng, trong đời sống trần thế, trong nghề nghiệp, là không gian ưu tuyển của chứng tá Kitô hữu, và trong những khung cảnh xã hội, lịch sử và văn hoá khác nhau. Cha cho rằng thật là thích hợp khi nhắc đến các vị này như là chứng tá khi giải thích Hoa thiêng này:

  • Thánh Đaminh Savio, là thiếu niên, là sự diễn tả sự thánh thiện tuổi thanh xuân, hoa trái của ân sủng dự phòng và khai mở một đoàn ngũ các vị thánh trẻ và các người trẻ thánh thiện.
  • Chân phước Laura Vicuna, là thiếu nữ, chứng từ của sức mạnh tình yêu đến độ hiến dâng sự sống và nhắc nhở đến thực tại gia đình bị tổn thương.
  • Chân phước Zeffirino Namuncurá, một người trẻ thổ dân, nhắc nhớ đến giá trị và sự kính trọng các nền văn hoá bản địa và sự mở ra cho việc hội nhận đức tin và đặc sủng vào văn hoá.
  • Các chân phước Francesco Kẹsy, Czesiaw Józwiak, Edward Kazmierski, Edward Klinik, Jarogniew Wojciechowski, tử đạo thuộc Nguyện xa Poznan, chứng nhân đức tin cho tới mức tử đạo.
  • Trong số các chân phước tử đạo của cuộc bách hại tại Tây Ban Nha, chúng ta gặp thấy: Alessandro Planas Saurí e Giovanni de Mata Díez, là những cộng sự viên giáo dân; Tommaso Gil de la Cal, Federico Cobo Sanz, Igino de Mata Díez, là ba tu sinh Salêdiêng; Bartolomeo Blanco Márquez, là giáo dân đã đính hôn; Teresa Cejudo Redondo, là vợ và là mẹ, là những cộng tác viên Salêdiêng đầy dấn thân trong Giáo Hội, xã hội, hiệp hội trong môi trường của họ.
  • Chân phước Alexandrina Maria Da Costa, cộng tác viên Salêdiêng, là lời mời gọi về cách thức cao nhất của sự cộng tác, đó là sự kết hiệp với cuộc khổ nạn cứu chuộc của Chúa Giêsu.
  • Chân phước Alberto Marvelli, cựu học sinh của Nguyện xá Rimini, dấn thân trong xã hội dân sự và chính trị.
  • Đấng đáng kính Mẹ Margherita Occhiena, là sự hiện diện đầy tình mẹ và nữ tính vào lúc khởi nguồn của đoàn sủng.
  • Đấng đáng kính Dorotea Chopitea, là vợ và là mẹ, người “tiếp nhận” và tăng trưởng đặc sủng Salêdiêng, diễn tả qua việc chọn sống một cuộc đời nghèo khó với khả năng để cho mình được Tin mừng hoá bởi người nghèo.
  • Đấng đáng kính Attilio Giordani, là chồng và cha trong gia đình, đã nhập thể niềm vui Salêdiêng vào trong gia đình, trong công việc, trong nguyện xá, trong vùng đất truyền giáo.
  • Đầy tớ Chúa Simão, thổ dân Bororo, người cùng chia sẻ với cha Rodolfo Lunkenbein việc truyền giáo Salêdiêng và nhắc nhở về nhu cầu nhìn nhận và tiếp nhận những hạt mầm chân lý hiện diện nơi mỗi nền văn hoá và mỗi truyền thống.
  • Đầy tớ Chúa Matilde Salem, là vợ là ân nhân, người đã hiến tặng tài sản và cả sự sống để đặc sủng được phát triển trong vùng đất Syri, và làm chứng về sức mạnh của sự hiệp thông giữa các Kitô hữu, khả năng chung sống với các tín hữu của những tôn giáo khác.
  • Đầy tớ Chúa Antonino Baglieri, Chí Nguyện viên nam (CDB), người trong đau bệnh, biết trở nên men Tin Mừng.
  • Đầy tớ Chúa Vera Grita, cộng tác viên Salêdiêng và là giáo viên, là dụng cụ của hội Công trình thần nhiệm, dấn thân giúp các Kitô hữu phát huy hoa trái ân sủng của Bí tích Thánh Thể.
  • Đầy tớ Chúa Akash Bashir, người trẻ, cựu học sinh ở nước Pakistan, người đã hiến mạng sống mình vì anh chị

Giữa những diện mạo đông đảo và đa diện về sự thánh thiện này, cha muốn đề ra một số diện mạo, những diện mạo này cống hiến cho chúng ta một chứng từ đầy ý nghĩa và độc đáo về sự thánh thiện của người đời, và theo suy nghĩ của cha, họ cho thấy cái khía cạnh đa dạng, tức là phong phú các khía cạnh, góc độ, thể thức và màu sắc, của cuộc sống giáo dân được sống trong những bối cảnh khác nhau, trong những thế kỷ khác nhau, với những ơn gọi khác nhau, nhưng đầy tràn sự thánh thiện đơn sơ trong cái hằng ngày. Sự thánh thiện người đời “bên cạnh nhà” khiến chúng ta luôn phải khám phá. Cha dừng lại để chiêm ngưỡng:

  • Margherita Occhiena, một “người mẹ”

Chúng ta biết vào lúc khởi sự Nguyện xá, Don Bosco sau khi đã suy đi nghĩ lại về cách thức để thoát khỏi những khó khăn, đã đi nói chuyện với cha xứ của mình tại Castelnuovo, trình bày cho ngài nhu cầu và những lo lắng của mình. Vị cha xứ trả lời không chút do dự “Con có mẹ của con mà! Hãy đưa mẹ của con đến Torino với con”. Mẹ Margherita đã tới Valdocco vào tháng 11 năm 1846, và trong mười năm, bà là người mẹ cho hằng trăm đứa trẻ. Năm 1846 lúc đó chỉ có Nguyện xá, và các trẻ tới đây chủ yếu là vào ngày Chúa nhật. Cuốn Memorie Biografiche (Hồi sử) nói đến có ít nhất 800 em tham dự. Trong tuần, mỗi buổi chiều tối, sau khi làm việc trong thành phố, có những trẻ lớn đến học lớp tối. Người ta có thể tưởng tượng ra cảnh ồn ào như thế nào. Các lớp học chiếm chỗ cả nhà bếp và phòng riêng của Don Bosco, phòng thánh, chỗ ca đoàn, nhà nguyện. Đầy âm thanh tiếng nói, tiếng hát, sự đi chuyển, nhưng không thể nào khác được. Mẹ Margherita ở đó với chúng. Cũng có những linh mục và giáo dân đến giúp Don Bosco và một số phụ nữ sau đó cũng tới giúp đỡ một tay. Nhưng chỉ mình Mẹ Margherita là luôn luôn ở đó, suốt thời gian. Sự sẵn lòng của mẹ khiến cho mẹ trở thành thân thương với mọi đứa trẻ, và thế là mẹ được tất cả những ai biết mẹ tôn kính. Ngay từ lúc mẹ tới Torino, ngay khi dân cư tại đó biết mẹ, họ không gọi bà cái tên nào khác ngoài tên “Mẹ”.

Chính ở đây, trong mười năm, cuộc sống của mẹ hoà lẫn với cuộc sống của người con và hoà lẫn với thời đầu của công cuộc Salediêng: mẹ là cộng tác viên đầu tiên và chính yếu của Don Bosco; với lòng tốt cụ thể mẹ đã trở thành yếu tố mẫu tính của Hệ thống Dự phòng. Không biết chữ – nhưng đầy khôn ngoan bởi trời – mẹ cũng là sự trợ giúp cho biết bao trẻ nghèo ngoài đường phố, những đứa chẳng là con của ai cả; mẹ đặt Thiên Chúa lên trên hết mọi sự, tiêu hao bản thân mình vì Chúa trong một cuộc sống nghèo khó, cầu nguyện và hy sinh.

  • Bartolomé Blanco Márquez, người thanh niên Kitô hữu trong mọi nơi

“Tôi là người thợ, tôi sinh ra bởi cha mẹ cũng là thợ lao động. Tôi đã sống và đang sống trong môi trường eo hẹp và sống bằng công việc lao động của tầng lớp khiêm hạ và tôi cảm thấy trong mạch máu mình có một giòng chảy, đôi khi nóng lên bởi ngọn lửa nhiệt thành của tuổi trẻ, một sự phản kháng, một phản kháng mạnh mẽ, chống lại những ai cho rằng chúng tôi không phải là người như họ, bởi vì chúng tôi gặp những bất hạnh – hay có lẽ do số mệnh – phải sinh ra trong sự nghèo khó, phải mang tấm áo lao công và với đôi bàn tay thô nhám chai sạm. Tuy nhiên, chúng ta biết rõ những điều này: tôi là người lao động và là người công giáo”.

Người nói lên câu này đó là một chàng trai 19 tuổi, làm nghề mộc đóng ghế, đã nói trong cuộc hội nghị của Hội Lao Công Bình Dân ngày 5 tháng 11 năm 1933 tại Pozoblanco (Tây Ban Nha). Cậu là một thanh niên ngay thẳng và can đảm, với trí thông minh khác hẳn mọi người, xuất thân nguồn gốc khiêm tốn của người thợ lao công, là người bênh vực quyền lợi dân chúng và Giáo Hội.

Cậu sinh ra ở Pozoblanco (Cordoba, TBN) ngày 25 tháng 12 năm 1914, mất mẹ trong thời đại dịch gọi là dịch Tây Ban Nha. Sau đó cậu lại mồ côi cha lúc 12 tuổi, phải ngừng việc học và lao động như người thợ mộc đóng ghế. Năm 1930 khi các Salêdiêng đến Pozoblanco, cậu Bartolomé đến sinh hoạt Nguyện xá và giúp làm giáo lý viên và sinh động viên. Cậu gặp được cha Antonio do Muino, vị giám đốc, người đã thúc giục cậu tiếp tục học hành, đào luyện văn hoá và thiêng liêng qua việc tham dự chương trình học.

Người Salêdiêng này, cho tới khi cậu Bartolomé qua đời, là cha giải tội và là người hướng dẫn thiêng liêng. Cậu được thân nhân, bạn bè, bạn học quý trọng vì sự khéo léo, vì sự dấn thân tông đồ, và vì cung cách lãnh đạo. Sau đó cậu tham gia Hội Công Giáo Tiến Hành, và trở thành thư ký, cậu cống hiến hết sức lực mình. Cậu được chuyển đến Madrid để chuyên hoá trong việc tông đồ giữa các người công nhân tại Trường Công nhân Xã hội, nổi bật như một diễn giả lưu loát và đào sâu về vấn đề xã hội. Nhận được học bổng, qua cuộc du hành do Trường Công Nhân Xã hội tổ chức, cậu đã có thể biết đến các tổ chức công giáo ở Pháp, Bỉ, và Hoà Lan. Cậu được bổ nhiệm làm Uỷ viên của các nghiệp đoàn công giáo, trong tỉnh Cordoba cậu lập ra 8 chi nhánh công đoàn.

Khi nổ ra cuộc cách mạng ngày 30 tháng 6 năm 1936, Bartolomé trở về Pozoblanco và sẵn sàng tham gia đội “Cảnh Vệ Dân Sự” để bảo vệ thành phố, đội quân này đầu hàng phía bên kia sau một tháng. Bị tố cáo tội phản loạn, cậu bị đưa vào tù, nơi đây cậu tiếp tục cư xử rất mẫu mực: “Để xứng đáng chịu tử đạo, cần phải hiến thân cho Thiên Chúa như người tử đạo!”. Cậu bị xử tử tại Jaén ngày 29 tháng 9. Sau khi nghe bản án, đầy bình tĩnh, cậu tự biện hộ với đầy phẩm giá: “Các người nghĩ đến việc hại tôi, nhưng thay vào đó các người đang làm phúc cho tôi, bởi vì các người đang tạo cho tôi một triều thiên”.

Những lá thư cậu viết cho gia đình và cho người cậu đã đính hôn vào ngày trước khi qua đời cho thấy một bằng chứng rõ ràng: “Hãy giúp cho ý muốn cuối cùng của con được thực hiện: con tha thứ, tha thứ, tha thứ; nhưng con muốn rằng sự khoan dung đi đôi với việc làm tất cả những gì có thể làm. Vì thế, con xin báo thù với sự báo thù của người Kitô: làm điều thiện cho những ai đã làm tìm cách làm hại con” cậu đã viết như thế cho các dì và các em con dì.

Và viết cho Maruja, người cậu đã đính hôn: “Giờ đây khi anh chỉ còn vài giờ nữa là tới lúc an nghỉ sau cùng, anh chỉ muốn xin em một điều: đó là khi nhớ đến tình yêu mà chúng ta đã dành cho nhau và lúc này còn hơn nữa, xin em hãy quan tâm đến phần rỗi linh hồn của em như mục tiêu chính yếu, bởi vì như thế chúng ta có thể gặp lại nhau trên trời luôn mãi, nơi mà chẳng có ai chia tách chúng ta được”.

Các bạn cùng trong tù với cậu đã giữ lại những chi tiết thật cảm động khi cậu đi lãnh cái chết: cậu đi chân đất, để nên giống Chúa Kitô. Khi người ta đặt chiếc còng vào cổ tay cậu, cậu hôn tay người lính đang đặt chiếc còng ấy. Cậu không chấp nhận, như người ta đề nghị cho cậu, là bị bắn từ phía sau lưng. Cậu nói “Người nào chết vì Chúa Kitô, phải làm điều đó trực diện với ngực trần. Ngợi khen Chúa Kitô là Vua!” và cậu ngã xuống với cánh tay giang rộng theo hình thánh giá, bị những phát súng bắn bên cạnh một cây sồi. Đó là ngày 2 tháng 10 năm 1936. Cậu chưa được 22 tuổi. Cậu được phong chân phước tại Roma ngày 28 tháng 10 năm 2007.

  • Attilio Giordani, một người giáo dân “như Don Bosco”

Sinh tại Milano ngày 3 tháng 2 năm 1913. Ngay từ những năm còn nhỏ cậu đã nổi bật về niềm say mê dành cho Nguyện xá Salêdiêng có tên thánh Augustino và, khi được 18 tuổi cậu đã nổi bật vì hiến thân cho những người trẻ đến Nguyện xá. Nhiều thập niên anh là một giáo lý viên đầy siêng năng và là một sinh động viên bền bỉ và tài giỏi, vừa đơn sơ vừa vui tươi. Anh chăm lo phụng vụ, việc đào luyện, trò chơi, thời gian rảnh rỗi, sân khấu. Anh yêu mến Thiên Chúa hết cả tâm hồn và tìm thấy trong đời sống bí tích, trong cầu nguyện và trong việc hướng dẫn thiêng liêng, nguồn lực cho sự sống ân sủng. Trong khi phục vụ quân ngũ bắt đầu từ năm 1934 và kết thúc năm 1945 với nhiều giai đoạn luân chuyển, anh tỏ lộ một cảm thức tông đồ giữa các đồng bạn. Anh làm việc trong khu kỹ nghệ Pirelli ở Milano, nơi mà anh lan toả niềm vui và sự hài hước, cùng với một cảm thức sâu xa về bổn phận. Ngày 6 tháng 5 năm 1944, anh cưới một giáo lý viên, tên Noemi D’Avanzo. Họ có với nhau 3 người con: Piergiorgio, Mariagrazia, Paola. Trong gia đình của mình, anh là người chồng, người cha đầy đức tin và sự thanh thản, với một sự khổ hạnh và nghèo khó của Tin Mừng để cứu giúp người thiếu thốn. Không lấy đi gì từ gia đình, anh làm cho Nguyện xá trở thành gia đình thứ hai của mình, anh phục vụ các thanh thiếu niên với cả một nghệ thuật giáo dục đầy sáng kiến kỳ diệu. Được sự đồng ý của vợ là Noemi, anh đi qua Mato Grosso (Brazil) để cùng chia sẻ với các con của anh trong sự dấn thân truyền giáo. Ngày 18 tháng 12 năm 1972, trong một buổi họp, sau khi nói thật say sưa và đầy nhiệt tình về bổn phận trao ban sự sống mình cho người khác, bỗng dưng anh cảm thấy kiệt sức. Anh chỉ kịp nói với người con trai: “Pier, con hãy tiếp tục” và anh qua đời vì nhồi máu cơ tim. Anh lên bậc Đáng kính từ ngày 9 tháng 10 năm 2013.

Cuộc đời Kitô hữu của anh, với sự dấn thân tông đồ, đã có một hướng đi rõ rệt và cá vị để chúng ta khám phá (đây tất cả đều là những câu của anh): “Niềm vui được phục vụ Chúa Kitô”; “Đừng là người tốt an nhàn”; “Sống trong trần gian mà không thuộc về trần gian”; “Đi ngược giòng”; “Đừng tìm kiếm, nhưng trao ban”; “Cần phải sống điều mình muốn làm cho sống”.

Sự trưởng thành gia tăng theo năm tháng cuộc đời của anh: từ thời niên thiếu, khi làm người lính trẻ, khi ra trận địa mặt trận Hy lạp – Albani, như được ghi trong “Nhật ký chiến tranh” của anh. Cả việc chọn người mình đính hôn là Noemi Davanzo cũng được thôi thúc bởi lý do đức tin, như anh viết cho cô trong một lá thư: “Khi đưa anh đến với em, Chúa đã đặt trước mặt anh tình yêu và sự dâng hiến của em dành cho những người mà Chúa Cứu thế ưu ái, đây chính là lý do cao cả, khiến anh xin em làm người bạn đường”.

Đức tin của Attilio lớn lao đến độ trở thành “dấu chỉ” sự hiện diện của Thiên Chúa: trong gia đình, nơi Nguyện xá, trong cộng đoàn giáo xứ và đối với những ai gặp anh: đó là một đức tin hơn cả sự tuyên bố, nó phản chiếu bởi các hành động và bởi cách thế anh thể hiện: “Thước đo điều chúng ta tin được thể hiện nơi con người chúng ta”

  • Vera Grita “Cô giáo nhỏ vùng Savona”

Sinh tại Roma ngày 28 tháng 1 năm 1923, chị sống và học tại Savona, nơi chị theo đuổi nghề giáo. Năm 21 tuổi, trong một cuộc tấn công không quân trên thành phố (1944), chị bị kéo lê và bị đám đông đang chạy trốn dẫm đạt, hậu quả nghiêm trọng trên thân thể từ đó theo chị suốt đời trong đau khổ. Cuộc sống ngắn ngủi trên trần của chị trải qua âm thầm, chị dạy học trong các trường học ở vùng ven biển Ligure, nơi chị được mọi người kính trọng và yêu mến vì tính tình tốt lành và dịu dàng. Tại Savona, trong giáo xứ Salêdiêng Mẹ Phù Hộ, chị tham dự Thánh lễ và siêng năng lãnh bí tích Hoà Giải. Trở thành cộng tác viên năm 1967, chị hiện thực tiếng gọi trong việc dâng hiến bản thân cho Chúa, Đấng đã ban chính Ngài cho chị, trong sâu thẳm trái tim mình, với “Tiếng nói” và với “Lời” để thông đạt cho chị Hội “những nhà tạm sống động”. Dưới sự thúc đẩy của ơn sủng Chúa và đón nhận sự trung gian của những vị hướng dẫn thiêng liêng, chị Vera Grita đáp lại ơn ban của Thiên Chúa bằng việc chứng tá trong đời sống của chị, là một cuộc sống ghi dấu bởi sự mệt nhọc do bệnh tật, gặp gỡ được Đấng Phục sinh và hiến thân mình với sự quảng đại anh hùng cho việc dạy học và giáo dục học sinh, trợ giúp cho những nhu cầu của gia đình và sống một đời theo sự nghèo khó Phúc Âm.

Chị qua đời ngày 22 tháng 12 năm 1969, ở tuổi 46, trong một căn phòng nhỏ của bệnh viện tại Pietra Ligure.

Vera Grita làm chứng trước hết là về một định hướng Thánh Thể bao trùm cuộc sống, đặc biệt rõ rệt trong những năm cuối đời. Chị không suy nghĩ theo phạm trù chương trình, sáng kiến tông đồ, kế hoạch: chị tiếp nhận “kế hoạch” căn bản đó là chính Chúa Giêsu, cho tới mức biến Ngài thành sự sống của mình. Thế giới hôm nay cho thấy rất cần đến Thánh Thể.

Hành trình của chị trong sự lao nhọc của cái hằng ngày cống hiến một nhãn quan người đời về sự thánh thiện, trở thành mẫu gương của sự hoán cải, sự đón nhận và sự thánh hoá vì những “người nghèo”, vì những “người dễ tổn thương”, vì những “người đau bệnh”. Họ cảm thấy nơi chị họ được nhìn nhận và tìm được niềm hy vọng.

Như là một Cộng tác viên Salêdiêng, Vera Grita sống và làm việc, dạy học và gặp gỡ dân chúng với một sự nhạy cảm Salêdiêng cao độ: từ lòng thương mến của sự hiện diện khôn ngoan và đầy tác động của chị cho tới khả năng chị làm cho mình được các trẻ em và các gia đình thương mến; từ khoa sư phạm của lòng tốt tỏ lộ luôn luôn với nụ cười cho tới sự sẵn sàng đầy quảng đại, chẳng màng tới những bất tiện, ưu tiên để hướng tới những người nhỏ bé, người thấp kém, người xa cách, người bị bỏ rơi; từ sự say mê đầy quảng đại đối với Thiên Chúa và Vinh quang Chúa cho tới con đường thập giá, chấp nhận để mình bị tước bỏ mọi sự trong hoàn cảnh bệnh tật.

  • Akash Bashir, chứng nhân về sự mạnh mẽ và hoà bình

Người cựu học sinh Don Bosco này là người Pakistan đầu tiên đang trong tiến trình phong Chân phước và phong Thánh. Ngày 15 tháng 3 năm 2015 anh đã hy sinh thân mình để ngăn cản một kẻ khủng bố tự sát để khỏi gây nên một thảm hoạ trong nhà thờ thánh Gioan ở Youhannabad, là khu vực người Kitô hữu ở Lahore, thuộc Pakistan. Akash Bashir được 20 tuổi, cậu đã học tại Trường Kỹ thuật Don Bosco Lahore và trở thành một thiện nguyên viên giữ an ninh.

Điều đánh động hơn cả là làm thế nào mà thanh niên đơn sơ này lại mạnh mẽ đối diện với sự dữ và chống lại thứ bạo lực giết người. Câu nói của cậu đối với kẻ khủng bố trước khi chết: “Tôi sẽ chết, nhưng tôi sẽ không để anh vào nhà thờ” – diễn tả một đức tin mạnh mẽ và một sự can đảm anh hùng trong việc làm chứng cho một tình yêu không hạn hẹp. Tin Mừng của ngày Chúa nhật IV mùa Chay hôm đó (15 tháng 3 năm 2015) công bố lời Chúa Giêsu nói cho Nicodemo: “Thật vậy, ai làm điều dữ, thì ghét ánh sáng, và không đến cùng ánh sáng vì sợ những việc của người ấy bị khiển trách. Còn ai sống theo sự thật thì đến cùng ánh sáng, để cho thấy rõ rằng việc mình làm là làm trong Thiên Chúa” (Ga 3, 20-21). Akash đã đóng ấn những lời này với máu của mình là một thanh niên Kitô giáo. Cậu đã đấu tranh dùng thân thể đối lại thân thể mang quyền lực sự chết, sự thù hận và bạo lực và đã làm cho ánh sáng và chân lý chiến thắng. Cậu đã giặt áo trắng với máu của Con Chiên, làm cho tấm áo ấy nên sáng ngời (x. Kh 7,14).

Tiếp xúc với thế giới và với đặc sủng Salêdiêng đã củng cố nơi Akash sự sẵn sàng của lòng tốt và lòng quảng đại mà cậu đã học từ nơi gia đình và nơi cộng đoàn Kitô hữu. Akash Bashir là một mẫu gương thánh thiện cho mọi Kitô hữu, một mẫu gương cho tất cả các người trẻ Kitô hữu trên thế giới. Và không nghi ngờ chi, đó là một dấu chỉ đặc sủng rõ ràng về hệ thống giáo dục Salêdiêng. Akash là tiếng nói của biết bao người trẻ can đảm hiến dâng sự sống mình vì đức tin dù cho gặp phải những khó khăn, sự nghèo khổ, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan, sự dửng dưng, sự bất bình đẳng xã hội, sự phân biệt. Cuộc đời và cuộc tử đạo của thanh niên Pakistan này khiến chúng ta nhìn nhận quyền năng của Thánh Thần Thiên Chúa, Đấng sống động, hiện diện trong những nơi ít mong đợi, nơi những người khiêm tốn, nơi những người bị bách hại, nơi các người trẻ, nơi những người nhỏ bé của Thiên Chúa.

  • Và chúng ta không quên Artemide Zatti trong năm ngài được phong thánh

Chắc chắn rằng thầy là một tu sĩ thánh hiến, nhưng chúng ta không thể không bị đánh động bởi chiều kích giáo dân của sự thánh thiện của thầy, sự thánh thiện được sống trong sự thực thi hằng ngày đức bác ái, trong sự đơn sơ của một bệnh viện nhỏ và của một ngôi làng nhỏ. Thầy là một tấm gương và một mẫu về sự thánh hiến cho những người dân của mình trong công việc đầy hy sinh và kiên nhẫn, lấy nguồn lực từ nơi Thiên Chúa, Đấng là động lực trong đức tin và mục tiêu duy nhất và tối hậu của đời sống của thầy.

Cuộc sống của những người nói trên, cuộc sống của tất cả những người này và mẫu gương của họ là như “men trong bột” vẫn tiếp tục làm cho tăng triển Nước Thiên Chúa trong chúng ta và bên chúng ta.

Các giáo dân cống hiến mảnh đất cho đức tin tăng trưởng.[33] Diễn tả này của Đức thánh cha Benedicto 16 nhắc nhở chúng ta là nhờ vào đức tin và nhờ vào sự dấn thân Tin mừng hoá của biết bao giáo dân, của những người sống đời vợ chồng, của các gia đình, của các cộng đoàn Kitô hữu, mà Kitô giáo đã đâm rễ và phát triển trên thế giới. Nhờ vào ân sủng của Phép Thanh tẩy, đức tin tăng triển và lan toả.

Tương tự như thế, các chứng nhân giáo dân về sự thánh thiện Salêdiêng được nhắc tới bên trên, và biết bao người khác nữa ở bên cạnh chúng ta, họ đã và đang cống hiến mảnh đất cho đặc sủng Salêdiêng tăng trưởng. Đoàn thể các thánh này nhắc cho chúng ta rằng trước cả những công việc hay vai trò, thì chính phẩm chất của những tương quan nhân bản là nơi ưu tuyển cho việc loan báo Tin Mừng và là nơi triển nở của đặc sủng.

Những chứng tá như thế nhắc nhở chúng ta về tiếng gọi phổ quát tới sự thánh thiện, vốn là điều thân thiết cả với thánh Phanxicô Salê – như chúng ta đã nói – cũng như đối với Don Bosco, người Cha của Gia đình Salêdiêng chúng ta, khi ngài đề ra cho các người trẻ của Nguyện xá và cho giai cấp bình dân mục tiêu là sự thánh thiện dành cho tất cả mọi người, dễ dàng để bước đi và nhằm tới hạnh phúc không bao giờ chấm dứt.

Tất cả những điều này là nhờ có Đức Maria Mẹ Phù Hộ ở bên, Mẹ là người đã tiếp nhận Giêsu vào trong cung lòng trinh khiết của Mẹ và vì điều này, Mẹ là Mẹ, là Bà Giáo và Đấng Hướng Dẫn đức tin, nhất là trong việc đồng hành các thế hệ trẻ trong hành trình tới sự thánh thiện. Cuộc sống của tất cả những người này và mẫu gương của họ thì giống như “men để làm nên tấm bánh”

  1. Người trẻ của chúng ta giống như MEN trong thế giới hôm nay

Cha mong ước kết thúc sứ điệp của Hoa thiêng năm nay với một lời cuối cùng hướng tới các người trẻ của chúng ta và hướng tới hành trình mà chúng ta muốn cùng thực hiện với nhau, bởi vì cả họ cũng muốn đồng hành chúng ta như chúng ta muốn đồng hành họ:

“Chúng con muốn nói với các Salêdiêng thật rõ, với tất cả tấm lòng chúng con. Chúng con được ở đây là một giấc mơ đã trở thành hiện thực: trong nơi đặc biệt này là Valdocco, nơi mà sứ mệnh Salêdiêng đã được khởi sự, các Salêdiêng cùng với những người trẻ vì sứ mệnh Salêdiêng, với ý muốn chung của chúng ta là cùng nhau nên thánh. Quý cha thầy có được trái tim chúng con trong bàn tay quý cha thầy. Hãy chăm sóc kho tàng quý giá này của quý cha thầy. Xin làm ơn, đừng quên chúng con và hãy tiếp tục lắng nghe chúng con. Torino ngày 7 tháng 3 năm 2020”.[34]

Thực sự, các người trẻ chuẩn bị mình cho cuộc sống, chúng ta đồng hành với họ trong hành trình này, và cha không ngờ gì, rằng một sự phục vụ vô cùng to lớn mà chúng ta cống hiến cho các em, cho xã hội và cho Giáo Hội, chính là việc giúp các em ý thức được vai trò xã hội mà các em phải thực hiện và vì lý do đó các em phải chuẩn bị mình. Vì thế, chúng cũng là những người đầu tiên được gọi để là men trong gia đình nhân loại.

Trong khi cha chuẩn bị viết giải thích này, cha đã quyết định tìm đọc, chính là cho phần cuối này của Hoa thiêng, vài nét gì đó của ba vị Giáo hoàng cuối cùng – thánh Gioan Phaolo II, đức Benedicto 16 và đức Phanxicô – đã nói với các người trẻ, bởi vì cha chắc chắn rằng sứ điệp của các ngài thì nhiều và có uy tín. Và như thể đối với cha đó là, chúng rất thực tiễn, rất chính xác và cha dám nói là “rất Salêdiêng”. Đồng thời cha cũng muốn khẳng định mạnh mẽ về nhiệm vụ mà các người trẻ có trước mắt trong Giáo Hội và trong thế giới thì vô cùng rộng lớn và đòi hỏi. Nếu họ chấp nhận thách đố của việc thực sự là người trẻ của ngày hôm nay, họ chủ động trong nhiệm vụ là Kitô hữu và xã hội, và đích thực là “men” trong gia đình nhân loại.

Đức thánh cha Gioan Phaolo II, ba năm trước khi qua đời, trong một diễn từ[35] ngài đã đề ra tám thách đố lớn cũng là những đề xuất thực sự về cuộc sống về sự dấn thân Kitô hữu, dấn thân xã hội và chính trị đối với những người trẻ muốn tiếp nhận những thách đố đầy ý nghĩa. Trong thực tế, đó là tám thách đố mà một số học giả cô đọng lại thành một, có thể được diễn tả như sau: đặt hữu thể nhân linh vào trung tâm của nền kinh tế và chính trị. Nhiệm vụ là thế này: bảo vệ sự sống nhân linh trong mọi hoàn cảnh; thăng tiến gia đình và loại bỏ sự nghèo khổ (bằng việc giảm nợ, cổ võ sự phát triển và mở ra cho nền thương mại quốc tế công bằng); việc bảo vệ quyền con người và nỗ lực để bảo đảm việc giải giới (giảm thiểu việc buôn bán vũ khí và củng cố hoà bình một khi chấm dứt các xung đột); việc đấu tranh chống lại các thứ bệnh chính yếu và việc tiếp cận các thứ thuốc cần thiết đối với mọi người; việc gìn giữ thiên nhiên và ngăn ngừa các thảm hoạ tự nhiên; sau cùng, việc áp dụng nghiêm khắc luật và các hiệp ước quốc tế.

Đến lượt mình, trong lá thông điệp về sự phát triển nhân bản toàn diện Charitas in veritate,[36] đức thánh cha Benedicto 16 liệt kê những thách đố hiện thời cấp thiết và cốt yếu đối với sự sống trên thế giới, trong đó các người trẻ hôm nay có thể dấn thân, chẳng hạn như: việc sử dụng nguồn liệu của trái đất, sự kính trọng hệ sinh thái, sự phân phối chính đáng các của cải và việc kiểm soát vận hành tài chánh, việc đấu tranh chống lại nạn đói trên thế giới, sự thăng tiến phẩm giá của lao động, sự liên đới nhân bản với những Nước nghèo hơn, việc phục vụ hướng tới nền văn hoá sự sống, việc đối thoại liên tôn và việc xây dựng hoà bình giữa các dân tộc và các quốc gia.

Sau cùng, đức thánh cha Phanxicô đề xuất một loạt các nhiệm vụ dấn thân mà chúng ta, như là Kitô hữu, và là những nhiệm vụ đang chờ đợi các người trẻ muốn đảm nhận để dấn thân thực hiện chúng với đức tin và cam kết, bởi vì có nhiều người trẻ khác đang đau khổ vì bạo lực và sự tống tiền. Trong các bản văn ngài viết (thông điệp, tông huấn và sứ điệp cho người trẻ),[37] cha muốn nhắc tới những điều này: có những bối cảnh chiến tranh kinh hoàng và đau đớn (cha không thể không nói tới ở đây cuộc chiến tranh bất chính chống lại dân tộc Ucraina, mà tất cả chúng ta đều biết bởi vì đã kéo dài 11 tháng rồi); có nhiều người và người trẻ đau khổ vì bạo hành dưới nhiều hình thức: bắt cóc, tống tiền, tội phạm có tổ chức, buôn bán người, nô lệ và bóc lột tình dục, tội phạm chiến tranh,… Một số trẻ em bị buộc phải trở thành lính, trở thành phần tử của các băng đảng vũ trang và tội phạm, bị lôi vào việc buôn bán ma tuý. Không ít trẻ em và thiếu niên bị dẫn dụ làm nô lệ buôn bán tình dục hay buôn người. Không thiếu những người và người trẻ bị ở bên lề và ngay cả đến mức tử đạo vì lý do chủng tộc hay lý do niềm tin. Nỗi đau của tình trạng di dân (trong những tình trạng vô nhân đạo) và vết thương của tình trạng bài ngoại là những điều không thể quên lãng.[38] Việc loại thải con người trên khắp thế giới, phân biệt chủng tộc và vi phạm nhân quyền là những thực trạng khác của một thế giới đầy những đau thương.[39]

Chúng ta có ý thức rằng tất cả những điều này và còn nhiều điều khác đang đánh vào gia đình nhân loại, đó chính là gia đình mà chúng ta muốn trở thành men, muối và ánh sáng không?[40] Nói như thế phải chăng đây là một cái nhìn bi quan? Không, không chút nào cả. Chính đức thánh cha Phanxicô cũng nói tới biết bao tiến bộ trong thời đại hôm nay, nhưng sự “xuống cấp về đạo đức” cũng không kém:

“Cùng với vị Đại Imam Ahmad Al-Tayyeb chúng tôi không quên các tiến bộ tích cực trong khoa học, trong kỹ thuật, trong y học, trong kỹ nghệ và trong sự thịnh vượng, nhất là trong những Nước phát triển.

Nhưng dù vậy, ‘chúng tôi nhấn mạnh rằng, cùng với những tiến bộ lịch sử, to lớn và được đề cao ấy, cũng xảy ra một sự suy đồi về đạo đức, ảnh hưởng trên hành động quốc tế, và xảy ra một sự suy giảm các giá trị thiêng liêng và cảm thức trách nhiệm. Tất cả những điều này góp phần làm lan toả một cảm giác chung vỡ mộng, cô độc và thất vọng […]. Chúng làm nảy sinh những ổ xung đột và tích trữ vũ khí và quân cụ, trong một tình thế toàn cầu bị thống trị bởi bất an, thất vọng và sợ tương lai, một tình thế bị kiểm soát bởi những bận tâm kinh tế thiển cận’.

Chúng tôi cũng cảnh báo “những khủng hoảng chính trị mạnh, sự bất công và việc thiếu phân phối công bằng các nguồn liệu thiên nhiên […]. Đứng trước những khủng hoảng vốn đưa tới cái chết vì đói của hàng triệu trẻ em, mà hiện chúng chỉ còn như những bộ xương người – thế mà vẫn còn đó sự im lặng không thể chấp nhận được của cộng đồng quốc tế.[41]

Thực trạng này là một thời cơ cho tất cả chúng ta, nhưng cách đặc biệt cho những người trẻ, để nghe tiếng gọi của Chúa như một nhiệm vụ lớn lao, để sống cuộc đời Kitô hữu của mình, cũng như cuộc đời Salêdiêng của mình (đối với những ai trong gia đình của Don Bosco).

Nhiệm vụ này và thách đố này đã từng được đức Phaolo VI gợi lên vào cuối Công đồng Vaticano II với một sứ điệp hướng tới những người trẻ:

“Chính các con, những người trẻ nam nữ trên khắp thế giới, Công đồng này muốn hướng sứ điệp sau cùng này tới các con. Bởi vì chính các con là những người đón nhận ngọn lửa từ tay cha mẹ và các con sẽ sống trong thế giới vào một thời điểm của những biến đổi to lớn nhất trong lịch sử. Chính các con, khi đón lấy những cái tốt nhất từ mẫu gương và lời dạy của cha mẹ và các thầy dạy, các con hình thành nên xã hội ngày mai: chính các con cứu mình hoặc các con sẽ chết cùng với xã hội.

[…] và với sự nhiệt tình, các con hãy xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thế giới hiện tại!”.[42]

Lời khẩn xin này đến với tất cả chúng ta, để xin chúng ta trở thành men trong gia đình nhân loại, hôm nay cha cũng hướng lời ấy đến tất cả chúng con, hỡi các bạn trẻ thân mến. Những thách đố này đòi hỏi rằng, với cuộc sống của chúng con, với sự đào luyện của chúng con, với kiến thức của chúng con, với công việc và với ơn gọi của chúng con, chúng con phải nói lên tiếng Vâng hay tiếng Không đứng trước sự dấn thân để xây dựng một thế giới công bằng hơn và huynh đệ hơn.

Những thách đố này đặt chúng con trước đôi đường là sự chấp nhận hay từ chối một cuộc sống dấn thân và nhiệt tình, đặt vào đó tất cả sức lực và năng lượng của chúng con theo giấc mơ mà Thiên Chúa đã dành cho mỗi người chúng con.

Chắc chắn ở đây không đòi hỏi các con một thứ anh hùng đặc biệt, phi thường, nhưng – thế mà đã là nhiều – chỉ là làm cho những ơn ban và tài năng mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi người chúng con được sinh hoa trái, qua việc dấn thân để làm cho mình lớn lên trong đức tin, trong Tinh yêu chân thực, trong tình huynh đệ và trong sự phục vụ để mưu ích cho mọi người, nhất là những người nhỏ bé, những người bị vùi dập bởi cuộc sống, những người có ít cơ hội.

Đối với cha dường như là một đề xuất quý giá đối với mọi người trẻ Kitô hữu và Salêdiêng nếu muốn làm một môn đệ truyền giáo cho ngày hôm nay, và đó cũng là một thách đố và một đề xuất cao trọng và quan trọng, mà chẳng chút thẹn thùng, có thể cống hiến cho bất cứ người trẻ nào muốn sống tròn đầy kiện tính nhân loại của mình, dù là Kitô hữu hay dù là người tuyên xưng những niềm tin tôn giáo khác hay đang tìm để sống một thứ nhân bản cốt yếu và chân chính, và đồng thời giúp đưa các con ra khỏi “những khu vực tiện nghi” mà giống như những nàng tiên cá dùng tiếng hát, có thể làm chúng con ngủ mê.

Cha đã nói tới thuyết nhân bản và cha muốn kết thúc cách minh tỏ với việc nói tới một “thuyết nhân bản Salêdiêng”. Với thuyết này chúng ta có thể giáo dục tất cả mọi người trẻ ở mọi quốc gia trên thế giới trong các nơi hiện diện Salêdiêng, bởi vì

“Đối với Don Bosco, ngài đề cao tất cả những gì tích cực có căn rễ trong cuộc sống con người, trong thực tại được Thiên Chúa tạo dựng, trong những biến cố của lịch sử. Điều này khiến ngài thu lấy những giá trị chân chính hiện diện trong trần gian, đặc biệt nếu được giới trẻ ưa thích; khiến ngài hội nhập vào dòng lưu chuyển của văn hoá và của sự phát triển nhân bản của thời đại ngài, khích lệ ngài làm điều thiện và từ khước những điều xấu xa; khiến ngài khôn ngoan tìm kiếm sự cộng tác của nhiều người, xác tín rằng mỗi người đều có những ơn huệ cần phải được khám phá, nhìn nhận và trân trọng; khiến ngài tin vào sức mạnh của việc giáo dục để nâng đỡ sự tăng trưởng của người trẻ và khích lệ chúng trở nên công dân lương thiện và Kitô hữu tốt; khiến ngài luôn phó thác vào sự quan phòng của

Thiên Chúa, Đấng được cảm nghiệm và yêu mến như người Cha”.[43]

Kết thúc Hoa thiêng, chúng ta tạ ơn Chúa vì sức sống rất đẹp và tròn đầy trong Gia đình Salêdiêng của chúng ta để phục vụ Tin Mừng, chúng ta xin Chúa cho toàn thể Giáo Hội và cho chúng ta, như phần tử của chính Giáo Hội, biết chấp nhận nhiệm vụ đầy hân hoan của việc Tin Mừng hoá, bởi vì “Giáo Hội đã được Chúa Kitô sai đi để thông truyền đức ái của Thiên Chúa cho tất cả mọi dân tộc”.[44]

Xin Mẹ Maria Phù Hộ của chúng ta, giúp tất cả chúng ta trở nên những môn đệ – truyền giáo, nên những ngôi sao nhỏ phản chiếu ánh sáng của Người. Và chúng ta cầu nguyện để cho các cõi lòng mở ra vui mừng tiếp nhận lời loan báo ơn cứu độ là chính Thiên Chúa trong Đức Giêsu.

Don Ángel Fernández Artime, S.D.B.
Bề Trên Cả

Tải bản tiếng Anh
Tải bản tiếng Việt

_________________
[1] EG, 273; ChV, 25. (chuyển ngữ Hoa thiêng từ bản văn tiếng Ý: Giuse Đỗ Đức Dũng, SDB)
[2] Francesco, Angelus, Roma 14/6/2015.
[3] Gioan Phaolo II, Thông điệp Redemptoris missio, 7/12/1990, số 40.
[4] MB V, 367.
[5] GS, 1.
[6] Hiến chế được ban hành vào dịp cử hành kinh chiều lễ trọng Mẹ Vô Nhiễm 7/12/1965.
[7] FT, 8 e 11.
[8] X. FT, 15-17; 18-21; 29-31; 69-71; 80-83; 124-127;234.
[9] X. FT 88-111; 216-221; ChV 163-167.
[10] X. toàn bộ thông điệp Laudato Si’.
[11] X. LF 23-25; FT 226-227.

[12] X. LF 1-7; 35; 50-51; 58-60.
[13] X. J.E. Vecchi, La famiglia salesiana compie venticinque anni, in M. Bay (a cura di), Educatori appassionati esperti e consacrati per i giovani. Lettere circolari ai Salesiani di don Juan E. Vecchi, LAS, Roma 2013, 137.
[14] Thư gởi Diogneto (Chương 5-6; Funk 1, 317-321).
[15] LG, 31. Tông huấn Christifideles laici (1988), tổng hợp rất hay về nhiệm vụ của tất cả những người đã lãnh Thánh tẩy, dù có khác nhau về cách thức, họ là men cho trần gian: “Những hình ảnh của Tin Mừng về muối, ánh sáng và men, dù liên quan đến mọi môn đệ của Chúa, không phân biệt, tìm thấy những áp dụng riêng biệt đối với các tín hữu giáo dân. Đó là những hình ảnh đầy ý nghĩa, bởi vì chúng nói lên không chỉ sự thấm vào cách sâu xa và sự tham dự tròn đầy của các tín hữu giáo dân vào trần gian, vào thế giới, vào trong cộng đồng nhân loại; nhưng còn và nhất là do tính mới mẻ và độc đáo của một sự đi vào và dự phần vào sự lan toả Tin mừng cứu độ” (X. ChL 15).
[16] R. Berzosa, «/.Una teología y espiritualidad laical?», Revista Misión Abierta, (mercaba.org/fichas/laico).
[17] X. C. Theobald, La fede nell’attuale contesto europeo. Cristianesimo come stile, Queriniana, Brescia 2021, 96-146.
[18] X. C. M. Martini, Los movimientos en la Iglesia, LEV, 1999, p. 156.
[19] X. A. Boccia, Credenti Laici nella Chiesa e nella Famiglia di Don Bosco. Uomini e donne delle tre appartenenze, Edizione privata.
[20] Phanxicô, Diễn từ cho các Salêdiêng tới dự lễ phong thánh cho chân phước Artemide Zatti, Roma 8/10/2022.
[21] Thánh Phanxicô Salê, Introduction à la vie dévote, I,1: ed. Ravier – Devos, Paris 1969,
[22] Phaolo VI, Tông thư Sabaudiae gemma, kỷ niệm 400 năm ngày sinh của thánh Phanxicô Salê, tiến sĩ Giáo Hội (29/1/1967), in AAS 59 (1967), 119.
[23] LG, 11.
[24] Phanxicô, Tông thư Totum amoris est, kỷ niệm 400 năm ngày qua đời của thánh Phanxicô Salê, LEV, Città del Vaticano 2022, 32-34.
[25] ChL, 17.
[26] EN, 70.
[27] ISS, Fonti salesiane, 1. Don Bosco e la sua opera, LAS, Roma 2014, 716-717.
[28] J.E. Vecchi, o.c., 140-142.
[29] TTN24, số 71.
[30] TTN24, số 39.
[31] A. Fernández Artime, Thư của BTC vào dịp kết thúc cuộc Hội thảo về cổ võ các án phong chân phước và phong thánh của gia đình Salêdiêng, Roma tháng 4 nam 2018.
[32] ChL, 55.
[33] Benedicto XVI, Giáo lý ngày 7/2/ 2007.
[34] TTNXXVIII, Mẫu Salêdiêng nào cho người trẻ hôm nay? Thư của người trẻ gởi các Tu nghị viên, Phụ chương 3, trg. 146.
[35] Gioan Phaolo II, Diễn từ cho các Đại sứ tại Toà thánh, Roma 10/1/2002.
[36] Cf. Benedicto XVI, Thông điệp Caritas in Veritate, Roma 29/6/2009.
[37] Cf. ChV, 72-74; Cf. FT, 25.
[38] FT, 38-40.
[39] Ibid, 18-24.
[40] Cha muốn nhấn mạnh điều mà BTC cha Pascual Chavez đã viết về Gia đình Salêdiêng trogng việc bảo vệ sự sống, trong tất cả các ý nghĩa và các chiều kích của gia đình này. Đây là một bản liệt kê rất phong phú về nhiệm vụ hiện thời của chúng ta (liên can đến cả các ngươi trẻ): X. Chavez, P., Ami tutte le cose e niente detesti di ciò che hai fallo… Signore amante della Vita. (Sap 11, 24.12,1), in ID., Các thư luân lưu gởi Salêdiêng (ACG 396 (2006) Lettera 019), LAS, Roma 2021, 604-605, 609-617.
[41] FT, 29 cũng trích Documento sulla fratellanza umana per la pace mondiale e la
convivenza comune,
Abu Dhabi (4/2/2019): L’Osservatore Romano 4-5/2/2019, trg.6.

[42] Phaolo VI, Thông điệp gởi người trẻ, Roma 8/12/1968.
[43] P. Chàvez, Come don Bosco educatore, offriamo ai giovani il Vangelo della gioia attraverso la pedagogia della bontà. Strenna 2013 (ACG 415 (2013) Lettera 038, o.c., 1240-1241.
[44] Ad Gentes, 10.

Có thể bạn quan tâm